Mệnh đại lâm mộc

Rừng có một sức mạnh lớn lao được tập hợp từ những cây đơn độc nhỏ bé, nhưng khi chúng hợp lại với nhau lại vô cùng dũng mãnh vươn lên để đón lấy nguồn ánh sáng mặt trời. Với tính chất này đủ để mô tả, định nghĩa về vật chất trở thành tên gọi của một trong 30 ngũ hành nạp âm Đại Lâm Mộc.

Bạn đang xem: Mệnh đại lâm mộc

Vậy Đại Lâm Mộc là gì? hợp với mệnh gì, màu gì? Cùng Tử Vi Đông Tây tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 - Mệnh Đại Lâm Mộc là gì?

Đây là một ngũ hành nạp âm thuộc Mộc. Đại là lớn, Lâm là rừng, Mộc là Cây, Đại Lâm Mộc là cây trong rừng lớn. Mang tính chất của rừng, nên người thuộc nạp âm này có tính cách ôn hòa, dịu nhẹ, bản tính kiên cường, bất khuất trước mọi hoàn cảnh sống.

Đại Lâm Mộc là một trong ngũ hành nạp âm thuộc mệnh Mộc. Nên sẽ mang những nét đặc trưng cơ bản của người mệnh Mộc, bên cạnh đó có những nét riêng biệt tạo nên cá tính của họ.

Những tuổi Mậu Thìn (1928 - 1988) và Kỷ Tỵ (1929 - 1989) là những tuổi thuộc ngũ hành nạp âm thuộc Đại Lâm Mộc.

Mệnh Đại Lâm Mộc là gì? Mệnh Đại Lâm Mộc hợp với màu gì? Hợp &khắc mệnh gì?

2 - Mệnh Đại Lâm Mộc hợp với màu gì?

Bởi thuộc mệnh Mộc nên nạp âm hợp với các màu thuộc hành Thủy, Hành Mộc, kỵ với các màu thuộc hành Hỏa. Chiếu theo quy luật ngũ hành bản mệnh, Đại Lâm Mộc hợp - kỵ các màu sau:

Hợp các màu xanh dương, xanh lụcKỵ các màu đỏ, tím, hồng cam, vàng

ĐẶC BIỆT: Đây là những cây gỗ trong rừng, cần Kim để tạo nên hình thái, vật dụng. Nên người mệnh này cũng cần sử dụng màu trắng

3 - Tìm hiểu tính cách mệnh Đại Lâm Mộc

Những đặc trưng của người mệnh Mộc với tính cách hiên ngang, có lối tư duy phóng khoáng, có khoa học. Giống như hình ảnh của cây đại ngàn luôn đầy sức sống, vươn lên đón ánh sáng mặt trời. Dù ở trong hoàn cảnh nào cũng kiên cường và tìm mọi cách để hướng về phía mặt trời, về ánh hào quang tươi sáng.

Con người Đại Lâm Mộc cũng vậy họ ý chí, kiên cường, luôn nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được thành quả. Dường như không có khó khăn nào có thể đánh gục được ý chí của họ vậy.

Với tính cách ôn hòa, điềm tĩnh, thương người, thích giúp đỡ những người xung quanh, thích làm tình nguyện. Phải nói rằng người thuộc Đại Lâm Mộc là một người siêng năng, không ngừng học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới, với họ kiến thức không bao giờ là đủ.

Cây trong rừng đứng trước thiên nhiên đầy khắc nghiệt, mỗi mùa bão lũ, rừng cũng quằn quại hứng chịu những thiên tai. Bởi thế cuộc đời của những người Đạ Lâm Mộc không được suôn sẻ may mắn, mà gặp nhiều chông gai, bão tố, khó khăn ập đến bất cứ lúc nào. Với bản lĩnh trong người sẵn có nên mọi khó khăn đều được Đại Lâm Mộc từng bước vượt qua và thành công.

Trong tình yêu, họ sống một cuộc sống bình lặng, là một mẫu người lý tưởng, yêu thầm lặng, không khoa trương, âm thầm bảo vệ từ phía sau. Với mỗi người có người bạn đời là Đại Lâm Mộc, dường như đã có một chỗ dựa, một hậu phương vững chắc từ phía sau.

Với tính cách kiên cường, ân cần, nhẹ nhàng, ôn hòa nên sẽ thích hợp các công việc như bác sĩ, giáo viên, hay bên an ninh, cảnh sát.

4 - Mệnh Đại Lâm Mộc hợp với mệnh nào?

Lư Trung Hỏa: Hỏa cần có Mộc để duy trì sự sống. Với Lư Trung Hỏa, gỗ cây rừng sẽ là nguồn nhiên liệu vô tận và bạt ngàn để tiếp thêm năng lượng. Do đó, sự kết hợp của hai nạp âm này là vô cùng hoàn hảo, đem lại đại cát đại lợi.

Đại Lâm Mộc: Mộc - Mộc trùng phùng. Dù trên thực tế, hai cây đứng cạnh nhau có thể dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn nước, dinh dưỡng, ánh sáng,.. Tuy nhiên, đây là sự cạnh tranh có lợi, mang lại sự trưởng thành và lớn mạnh. Cho nên, cuộc hội ngộ này rất cát lợi cát tường.

Mặc dù Kim khắc Mộc theo nguyên lý ngũ hành. Nhưng xét kỹ hơn, nhờ có Kiếm Phong Kim, những cây gỗ rừng như Đại Lâm Mộc mới được chế tạo thành đồ đạc và trở nên có giá trị hơn. Do đó, hai nạp ma này gặp nhau tất thành công rực rỡ.

Sơn Đầu Hỏa: Việc khai hoang sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn nếu ngọn lửa trên đỉnh núi được nạp thêm nguồn nhiên liệu là cây cối. Do đó, cuộc hội ngộ này mang đến nhiều cát lợi với lợi thế nghiêng về Sơn Đầu Hỏa.

Giản Hạ Thủy: Đối với những cây rừng ở trên cao, mạch nước ngầm là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng rất quan trọng để sinh trưởng và phát triển. Do đó, hai nạp âm này kết hợp tất mang lại may mắn và thành công.

Bạch Lạp Kim: Về nguyên lý, Kim khắc Mộc. Nhưng xét kỹ hơn, quá trình luyện kim rất cần đến nhiệt độ để loại bỏ tạp chất. Mà Mộc lại là nguồn nhiên liệu tuyệt vời cho Hỏa. Do đó, cuộc hội ngộ này vẫn đem lại cát lợi.

Dương Liễu Mộc: Cây thêm cây sẽ càng trở thành một rừng cây lớn mạnh và phong phú hơn. Vậy nên, hai nạp âm này gặp nhau được ví như đôi bạn song hành, sinh ra cát lợi vô cùng.

Tuyền Trung Thủy: Thủy - Mộc tương sinh. Thực tế, cây rừng có thể sinh trưởng tốt là nhờ dòng suối cung cấp nguồn nước và dưỡng chất. Do đó, hai nạp âm này gặp nhau sẽ mang lại kết quả vô cùng tốt đẹp.

Tùng Bách Mộc: Về bản chất, đây đều là những loại cây đại thụ nên luôn có sự cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng, nước cũng như ánh sáng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở đây là cạnh tranh công bằng, đôi bên cùng thúc đẩy lẫn nhau để phát triển và vững chắc hơn. Do đó, sự kết hợp giữa Đại Lâm Mộc và Tùng Bách Lộc sẽ là đại cát lợi.

Trường Lưu Thủy: Bản chất của Trường Lưu Thủy là dòng chảy lớn mạnh. Nó có thể khiến cây cối bị bật rễ và trôi nối, vô định. Do đó, dù tương sinh theo nguyên lý ngũ hành nhưng hai nạp âm này gặp nhau không đem lại cát lợi.

Xem thêm: Game Mô Phỏng Lái Máy Bay Chiến Đấu Pc, Flight Simulator X, Không Khí Chiến Đấu Hưng

Sa Trung Kim: Kim khắc Mộc. Thực tế, đất chứa hàm lượng kim loại cao cũng chưa bao giờ là môi trường phát triển tốt cho cây cối. Ngược lại, nó còn làm cây cối héo úa, khó phát triển. Do đó, hai nạp âm này găp nhau không mang lại kết quả tốt đẹp.

Tùng Bách Mộc: Tuy có sự cạnh tranh về nguồn nước, ánh sáng, không gian nhưng là sự cạnh tranh đôi bên cùng có lợi, giúp thúc đẩy lẫn nhau cùng tiến bộ.

Sơn Hạ Hỏa: Sự kết hợp giữa hai nạp âm này mang đến đắc lợi cho Sơn Hạ Hỏa bởi nó được bổ trợ nguồn sinh, giúp ngọn lửa bùng cháy dữ dội và lâu bền hơn.

Bình Địa Mộc: Trong thực tế, hai sự vật này ít có cơ hội gặp gỡ nhau do sự khác biệt về vị trí địa lý. Tuy nhiên, vì cùng bản chất hành Mộc nên có sự tương hòa. Nếu kết hợp sẽ đem lại may mắn nho nhỏ.

Phúc Đăng Hỏa: Ngoài thuộc tính tương sinh ngũ hành, hai nạp âm này không có mối liên hệ nào trong thực tế. Do đó, nếu kết hợp chỉ mang lại cát lợi nhỏ.

Thiên Hà Thủy: Nước mưa giúp cây cối thêm xanh tươi và phát triển. Do đó, hai nạp âm này kết hợp sẽ vô cùng tốt đẹp, thành công.

Đại Khê Thủy: Thủy sinh Mộc. Thực tế, cây càng to càng cần nguồn nước lớn. Do đó, sự kết hợp của hai nạp âm này là vô cùng đại cát đại lợi.

Thiên Thượng Hỏa: Cây lớn cần nhiều ánh sáng để phát triển vững mạnh. Mà thực tế, Thiên Thượng Hỏa được coi là nguồn sáng lớn nhất. Nên hai nạp âm này kết hợp sẽ mang đến đại cát đại lợi.

Đại Hải Thủy: Hai nạp âm này ít có mối liên hệ. Nên chỉ phán đoán là người đứng đầu dòng Mộc và người đứng đầu dòng Thủy gặp gỡ, quý nhau như hai hào kiệt, khách quý, tương đắc

Hải Trung Kim: Một là cây giữa rừng, một là kim loại nơi biển cả. Hai sự vật này rất khó có cơ hội gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, vì thuộc tính ngũ hành Kim khắc Mộc nên kết hợp vẫn không đem lại cát lợi mà có sự hình khắc nhẹ.

Lộ Bàng Thổ: Mộc khắc Thổ. Thực tế, đất ven đường mà gặp cây lớn chắc chắn sẽ bị phá vỡ cấu trúc bền vững vốn cần có. Cho nên hai nạp âm này gặp nhau sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp mà chỉ có đổ vỡ, chia ly.

Thành Đầu Thổ: Đất tường thành vốn là loại đất rắn chắc, khô cứng nên cây cối khó có thể sinh trưởng và phát triển trên môi trường này. Vì vậy, sự gặp gỡ giữa hai nạp âm này không đem lại cát lợi.

Ốc Thượng Thổ: Hình khắc nhẹ do thuộc tính ngũ hành Mộc khắc Thổ, còn lại trong thực tế không có mối liên hệ nào.

Tích Lịch Hỏa: Sấm sét thường đánh vào những cây to, cây đại thụ khiến cây đổ ngã, cháy đen. Do đó, hai nạp âm này gặp gỡ không mang đến cát lợi mà thiệt hại muôn phần.

Bích Thượng Thổ: Tuy có quan hệ tương khắc trong ngũ hành, nhưng nếu xét kỹ hơn, Bích Thượng Thổ là đất tường nhà, mà tường nhà nếu được sử dụng loại gỗ tốt sẽ càng chắc chắn và bền đẹp hơn. Nên hai nạp âm này kết hợp sẽ cát lợi vô cùng.

Kim Bạch Kim: Hai sự vật này không có mối liên hệ nào trong thực tế, chỉ hình khắc nhau về thuộc tính ngũ hành.

Đại Dịch Thổ: Đại Dịch Thổ được hiểu là đất cồn bãi. Đất này chỉ tốt cho các loại cây trồng nông nghiệp, không phù hợp cho các loại cây đại thụ. Nên hai nạp âm này gặp gỡ sẽ tạo nên sự tương khắc mạnh mẽ.

Thoa Xuyến Kim: Mang tính tương khắc nhau trong ngũ hành nên sự kết hợp giữa 2 nạp âm này không mang đến cát lợi.

Tang Đố Mộc: Tuy cùng thuộc bản chất hành Mộc nhưng hai nạp âm này không có mối quan hệ tương hòa. Vì theo thực tế, Tang Đố Mộc là cây dâu nhỏ, nên so với đại thụ thì không có khả năng thắng thế trong cuộc chiến tranh giành chất dinh dưỡng, ánh sáng và không gian..

Sa Trung Thổ: Đất pha cát vốn không có nhiều dinh dưỡng. Nó không phải là môi trường sinh trưởng tốt cho cây đại thụ. Nên hai nạp âm này gặp nhau không mang đến cát lợi mà chỉ gây tang thương, u buồn.

Thạch Lựu Mộc: Tương tự như Tang Đố Mộc, tuy bản chất đều thuộc hành Mộc, nhưng với thân thể bé nhỏ, khi đứng cạnh đại thụ thì phần thiệt sẽ nghiêng về Thạch Lựu Mộc, do đó, sự kết hợp này không cát lợi.

Trên đây là tất cả thông tin giúp bạn hiểu được mệnh Đại Lâm Mộc là gì? hợp với màu gì, tuổi nào,... Hy vọng bài viết trên jualkaosmuslim.com đã giúp bạn có hướng ứng dụng để luôn có được may mắn và thành công trong cuộc sống.