Bạn đang xem: Fdi vào việt nam 2014
Hà Nội dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng về thu hút FDI | |
Hơn 20 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam năm 2014 | |
Giá nào cho thu hút FDI? | |
Thu hút FDI năm 2014 đã cán đích |
Phép thử của lòng tin
Một sự kiện trong năm 2014 mà bất cứ người Việt Nam nào, bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào tại Việt Nam đều nhớ như in. Đó là vào giữa tháng 5/2014, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã có một vài sự cố đáng tiếc xảy ra ở các khu công nghiệp. Nhiều công trình, nhà xưởng của các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư Trung Quốc, bị kẻ xấu đập phá, đốt cháy. Không ít nhà đầu tư bày tỏ sự hoang mang, lo lắng.
FDI liên tục tăng và có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế đất nước |
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng không giấu được nỗi lo môi trường đầu tư, kinh doanh bị ảnh hưởng, khiến vốn FDI vào Việt Nam suy giảm. Và quả thực, trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ có tổng cộng 6,85 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm vào Việt Nam, giảm tới 35,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Tuy nhiên, sau các hành động quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong xử lý sự cố, bao gồm cả các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư bị thiệt hại và đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2014 (tháng 6/2014), với cam kết đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng nhà đầu tư, vốn FDI vào Việt Nam vẫn chảy theo quỹ đạo cũ.
Thậm chí, ngay sau khi sự cố xảy ra, đầu tháng 6/2014, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư cho hàng chục nhà đầu tư nước ngoài. Trong số này, có 6 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, với số vốn đầu tư gần 29 triệu USD.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thậm chí còn cho rằng, sự cố đáng tiếc đó lại là cơ hội để Việt Nam gửi thông điệp mạnh mẽ tới các nhà đầu tư nước ngoài về việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và sẽ đồng hành với nhà đầu tư vì lợi ích của cả hai bên.
Việt Nam cam kết bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài
() Tình hình đã ổn định trở lại tại các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) - nơi có những hành động biểu tình vì quá khích. Các địa phương và cơ quan chức năng cam kết sẽ bảo vệ các nhà đầu tư. |
Hơn một tháng sau sự cố, đầu tháng 7/2014, Dự án Samsung Display, vốn đăng ký 1 tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đây là dự án tỷ USD đầu tiên của năm 2014 được cấp phép. Sau dự án tỷ USD đầu tiên, tháng 10, rồi tháng 11/2014, thêm hai dự án tỷ USD nữa được cấp chứng nhận đầu tư và cả hai đều là của Samsung (một tại TP.HCM với vốn đầu tư 1,4 tỷ USD và một tại Thái Nguyên với vốn đăng ký 3 tỷ USD).
5,4 tỷ USD mà Samsung cam kết đầu tư trong năm 2014 đã bằng hơn 25% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2014. Nhưng điều quan trọng hơn, động thái của Samsung đã góp phần quan trọng để khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Thậm chí, ba dự án động lực này còn góp phần kích hoạt quyết tâm đầu tư vào Việt Nam của nhiều nhà đầu tư lớn khác, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Thời gian gần đây, dư luận - trong đó có Báo Đầu tư - đã nhắc rất nhiều đến xu hướng các tập đoàn như Microsoft, LG, Intel… đang muốn biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất mới của mình.
Xem thêm: Video Trực Tiếp Toàn Bộ Trận Đấu Việt Nam Gặp Campuchia, U22 Việt Nam 4
Chưa kể, có thể kể hàng loạt dự án đầu tư khác cũng đã và đang được triển khai tại Việt Nam. Chẳng hạn, hai dự án có vốn đầu tư hơn 500 triệu USD của Texhong ở Quảng Ninh; hay Dự án tăng vốn thêm 170,76 triệu USD, qua đó nâng tổng vốn đầu tư lên 261,2 triệu USD, của Tập đoàn Coca-Cola ở Hà Nội...
Phép thử của lòng tin đã có cái kết có hậu. Tính đến giữa tháng 12/2014, vẫn có hơn 20 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Con số này tuy thấp hơn so cùng kỳ năm 2013, song phân tích kỹ, thì vốn đăng ký mới vẫn đạt 15,64 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm trước đó. Chỉ có vốn tăng thêm là giảm 37,6%, đạt 4,58 tỷ USD, mà chủ yếu là do năm 2013, Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng vốn rất lớn (2,8 tỷ USD). Trong khi đó, vốn giải ngân lên tới 12,35 tỷ USD - mức cao nhất từ trước tới nay.
“Việc vốn FDI thực hiện liên tục tăng kể từ đầu năm và số dự án cấp mới lẫn tăng vốn đều tăng so với cùng kỳ trong thời gian gần đây cho thấy dấu hiệu tích cực trong thu hút FDI của Việt Nam. Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đã có những cải thiện”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bình luận.
Luồng vốn lớn đang chờ được khơi thông
Việt Nam đã có một năm thành công trong thu hút FDI, không chỉ về lượng, mà cả về chất, khi thu hút ngày càng nhiều dự án công nghệ cao. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, khu vực FDI ngày càng có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Năm 2014, khu vực FDI đã xuất khẩu gần 101,6 tỷ USD, tăng 15,2% và chiếm 67,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. “Doanh nghiệp FDI đã thực sự tận dụng được những ưu thế của hội nhập quốc tế và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế nhận xét.
Vai trò của khu vực FDI tới đây sẽ còn lớn hơn nữa, khi các động thái gần đây cho thấy, một luồng vốn FDI lớn vẫn đang chờ để đổ vào Việt Nam. Việc Việt Nam vừa sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, cũng như chuẩn bị tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan và đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là cơ hội rất lớn để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
Chưa có thông tin cụ thể về khả năng thu hút FDI năm 2015, song nhìn vào động thái gần đây ở một loạt dự án lớn, có thể kỳ vọng về một sự khởi sắc trong năm nay.
Không tính các dự án quy mô lớn khác, chỉ kể Dự án Lọc hóa dầu Victory Nhơn Hội (Bình Định), vốn đầu tư 22 tỷ USD, nếu dự án này được cấp chứng nhận đầu tư, thì vốn FDI đăng ký mới sẽ vọt lên nhanh chóng.
Chưa kể, nhiều thông tin gần đây cho thấy, Tập đoàn Samsung cũng đang lên kế hoạch nhảy vào ngành đóng tàu, xây nhà máy điện, làm sân bay ở Việt Nam. Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 3 đã được Chính phủ Việt Nam giao cho Samsung C&T, với vốn đầu tư dự kiến 2,5 tỷ USD…
“Vẫn còn 9 dự án BOT đang nằm chờ”, ông Nguyễn Nội, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đã nhiều lần nhắc tới thời gian gần đây.
Các dự án đó đều có vốn đầu tư hàng tỷ USD. Chỉ cần một trong số đó được cấp phép đầu tư, thì vốn FDI trong năm 2015 hoàn toàn có thể xác lập con số “đỉnh cao”.
Quan trọng hơn, không chỉ là những con số, các dự án FDI đổ vào Việt Nam gần đây đều theo đúng định hướng mà Chính phủ Việt Nam mong muốn, đó là công nghệ cao, năng lượng, chế biến-chế tạo…