Community trong xã hội là một chủ đề rất phức tạp. Community là đề tài nghiên cứu quan trọng của các nhà xã hội học về đô thị.
Bạn đang xem: Communities là gì
Bài viết này, Trần Thịnh Lâm sẽ cung cấp một số thông tin về Community là gì? Và trào lưu nghiên cứu Community City nhé!
Community là một danh từ, trong tiếng Anh nó mang nghĩa là Cộng Đồng.
Community là một nhóm người sống hoặc làm việc trên cùng một khu vực, một địa điểm. Những cá nhân trong một Community có những điểm chung về nghề nghiệp, lối sống. Họ thường giúp đỡ và cùng nhau giải quyết vấn đề.
Community là gì?Đối với những Big Community, cá nhân trong Community có thể không làm việc hay ở cùng một địa điểm với nhau, nhưng họ vẫn có những mối quan tâm chung trong cuộc sống hàng ngày. (Theo Study.com)
Khi nghiên cứu Community City, các nhà xã hội học không tập trung vào vấn đề sử dụng đất mà quan tâm đến sự tổ chức xã hội, lối sống và những tác động tâm lí – xã hội của các đô thị. Các nghiên cứu Community City có thể tập trung vào các biến số tổ chức như các hệ thống xã hội, các tổ chức phức tạp hoặc các nhóm.
Hướng nghiên cứu này cũng quan tâm đến các hiện tượng tâm lí học – xã hội như: con người nhận thức về các thành phố, Community, khu ở của họ như thế nào? Liệu đời sống các Community City có tác động đến cách mà họ nhìn nhận chính họ hay không? Có các kiểu nhân cách độc đáo riêng cho các vùng đô thị hay không? Tất cả các chủ đề loại này đều được đề cập đến từ cách tiếp cận nghiên cứu Community City.
Xem thêm: Học Viện An Ninh Nhân Dân Tuyển Sinh 2019, Điểm Chuẩn Học Viện An Ninh Nhân Dân Năm 2019
Trào lưu nghiên cứu Community CityCác nhà xã hội học đô thị Mỹ thuộc trào lưu nghiên cứu này thường đặt trọng tâm vào những mối liên hệ qua lại giữa các thiết chế xã hội với các nhóm xã hội trong một địa bàn đô thị nhất định. Họ chú ý xem xét tổ chức xã hội và hành vi ứng xử của con người trong bối cảnh xã hội của một hệ thống Community City. Một thiết chế nào đó, như gia đình hoặc chính trị được nghiên cứu trong sự ràng buộc qua lại với nhiều thiết chế khác.
Hơn nữa, không chỉ chú ý tới các quan hệ trong nội bộ cộng đồng, mà còn phải lưu tâm đến các tác động ngoài Community City, tức là phải nghiên cứu cả hai phương thức “dọc” và “ngang” về tổ chức.
Trong phương hướng này, có ba quá trình quan trọng qui định hình thức cơ cấu của các Community City hiện nay. Đó là: đô thị hóa, công nghiệp hóa và quan liêu hóa.
Đô thị hóa khiến cho dòng người hỗn tạp rất đông đảo thâm nhập vào đô thị, tác động mạnh vào các thiết chế có sẵn ở đó, đồng thời bản thân những con người ấy cũng phải tự điều chỉnh trong cuộc sống mới.
Công nghiệp hóa loại trừ nền sản xuất thủ công cổ truyền, đòi hỏi phân công lao động theo kiểu chuyên môn hóa sâu.
Quan liêu hóa thì giảm sút quyền tự chủ của các Community địa phương. Hầu hết mọi Community ngày nay đều trải qua những biến đổi nhất định về hình thái thông qua ba quá trình này. Có nghĩa là các quá trình này đang diễn ra trên qui mô toàn xã hội và qui định những biến đổi bên trong và giữa các Community City trước đây cũng như hiện nay. (Theo Giáo trình Xã hội học Đô thị, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)