Bạn đang xem: Cách dạy bé chậm nói
Thông thường, trẻ em ở đuội tuổi 18 tháng hoặc ít hơn đã bước đầu bi bô gọi tiếng mẹ, bố, bà… nhưng có khá nhiều bé lại không tuân theo quy luật này. Có 2 nguyên nhân chủ yếu gặp phải là trẻ chậm nói hoặc khả năng ngôn ngữ của bé gặp phải vấn đề. Nếu xác định được chính xác nguyên nhân là trẻ bị chậm nói các bậc cha mẹ phải làm gì? Đừng lo lắng, hãy tham khảo ngay cách dạy trẻ chậm nói được các chuyên gia âm ngữ hàng đầu chia sẻ nhé
1. Dấu hiệu của trẻ chậm nóiBé chậm nói là một trong những dấu hiệu của chứng trẻ tự kỷ. Nhưng không phải trường hợp nào bé chậm nói cũng bị tự kỷ mà bạn cần theo dõi nhiều biểu hiện khác của trẻ.
Các chuyên gia nhi khoa nhận định, giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường thông thường sẽ:
– Từ 3 – 6 tháng: Bé có những phản ứng về phía phát ra âm thanh như đang “hóng” chuyện
– Từ 6 – 9 tháng: Bé có thể phát âm những từ đơn giản như bà, ba, mẹ…
– Từ 9 – 12 tháng: Bé phát ra những câu từ 2 âm tiết và rõ ràng hơn
– Từ 12 tháng – 15 tháng: Bé nói được những câu có tiết tấu, ngữ điệu và rành mạch hơn
Càng lớn, vốn từ của bé đã nhiều hơn, phát âm rõ ràng, câu dài và hiểu được điều người khác nói. Trong trường hợp bé của bạn đã đủ 18 tháng tuổi trở lên nhưng chưa phát âm được 2 từ, hoặc có những phản ứng chậm với ngôn ngữ, không ngoảnh lại phía phát ra tiếng gọi… chứng tỏ bé có dấu hiệu chậm nói.
Kể chuyện thường xuyên cho trẻ
2. Nguyên nhân khiến bé chậm nóiCác chuyên gia của trung tâm dạy trẻ chậm nói nhận định, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé chậm nói, đó là nguyên nhân xuất phát từ thể chất và tinh thân:
– Nguyên nhân thể chất: Não bộ của bé phát triển không tốt, tư duy chậm, chấn thương. Các cơ quan đảm nhận những vai trò chính trong việc xử lý âm thanh gặp trục trặc, đặc biệt là tai, họng, lưỡi, mắt…
– Nguyên nhân tinh thần: Bé có thể bị sang chấn tâm lý, shock, sợ hãi… Nhiều bậc phụ huynh không mấy để ý về nguyên nhân này vì cho rằng. Tuy nhiên, chỉ với một vài lý do cực kỳ đơn giản như bé không được chăm sóc, yêu thương hoặc quá được yêu thương, nuông chiều quá mức cũng sẽ dẫn đến tình trạng chậm nói.
Một số những phương pháp dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng chắc chắn sẽ mang lại những điều thú vị, biết đâu lại có thể giúp bé nhà bạn nhanh chóng phát huy vốn từ, tư duy ngôn ngữ và nói nhiều hơn.
1. Hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn:Ngay cả khi trẻ không nói được nhưng những câu chuyện cực kỳ đơn giản bạn nói với trẻ bằng ngôn ngữ, cử chỉ trìu mến, yêu thương cũng có thể cải thiện thái độ nghe của trẻ.
Hãy buôn chuyện với bé mọi lúc mọi nơi, lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ…
2. Dùng cách hình ảnh thực tếHãy khéo léo sử dụng các hình ảnh, các đồ vật là ví dụ để miêu tả lại cho bé bằng những từ đơn giản giúp bé nhớ từ vựng và học cách phát âm. Đây là một trong những phương pháp dạy trẻ chậm nói khá hiệu quả giúp trẻ thích thú và nhanh nói hơn
3. Không bắt chước ngôn ngữ của bé:Bé thường không phát âm chuẩn, nói ngọng, lịu khi vừa mới bắt đầu. Bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy trẻ chậm nói vì rất có thể sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn, trở thành thói quen khó sửa.
Xem thêm: Tai Nạn Tàu Hỏa Ở Nghệ An Tê Liệt, Tai Nạn Tàu Hỏa
4. Tạo môi trường cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn đồng lứaBạn có tin bé có thể nói chuyện với bạn cùng lứa không bằng cách thông qua ngôn ngữ. Với môi trường tiếp xúc nhiều, bé sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
5. Hãy trả lời bé:Bé không nói nhưng giao tiếp với bạn bằng thái độ, bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể, hãy trẻ lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó: Bé đưa cho bạn 1 đồ vật, hãy đón nhận lấy, bé muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích bé hành động để có được nó.
6. Hẹn chế dùng điện thoại, xem tiviSử dụng điện thoại, máy tính bảng hay xem tivi là những hình thức giao tiếp một chiều không hề có tác dụng cho bé tập nói. Không những thế những thiết bị công nghệ này sẽ khiến bé say mê mà không chú ý tới việc học nói. Vì thế, trong quá trình phát triển ngôn ngữ bạn không nên cho trẻ chơi với các thiết bị trên mà hãy dành thật nhiều thời gian để nói chuyện và tương tác với trẻ
– Các thành viên trong gia đình phải thống nhất cách giáo dục hình thành thói quen cho trẻ.
– Phải thật hạn chế cho con xem các thiết bị công nghệ như điện thoại, tivi, máy tính bảng…
– Dạy con cách chỉ tay vào đồ vật mà con muốn nói hoặc hành động
– Khi nói chuyện với con hãy dạy con gọi tên và yêu cầu con nhìn vào mắt mình khi nói chuyện
– Khi nói chuyện với con hãy nói thật chậm, đơn giản và rõ ràng
– Hãy cho con có thời gian để xử lý các thông tin khi giao tiếp
– Hãy thường xuyên tương tác cùng con : Vui chơi, nói chuyện, kể chuyện…
– Động viên và khen ngợi mỗi khi con làm được một việc tốt hoặc một yêu cầu nào đó
– Hãy nói chuyện và chơi cùng trẻ bất cứ khi nào rảnh
– Bố mẹ hãy bình tĩnh, kiên trì, sáng tạo để giúp con một cách hiệu quả
Đây là cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh gia cao.
Trong những trường hợp con bạn không may mắc chứng tự kỷ và có biểu hiện chậm nói, tăng động, bạn vẫn có thể dạy trẻ tự kỷ tập nói bằng những cách trên. Hãy kiên trì, thực hiện thường xuyên, bất cứ nơi đâu bạn có thể.
Bạn không có thời gian dành cho trẻ hoặc không tin tưởng vào phương pháp mình đang áp dụng, hãy đến với Trung Tâm Gia Sư Hà Nội Giỏi, gặp gỡ với đội ngũ gia sư tiếng Anh và gia sư dạy trẻ chậm nói để được tư vấn trực tiếp.