Bạn đang xem: Về thực hiện văn hóa trong đảng
Trong Thông báo Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) phần nói về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có đoạn viết: “Trong xây dựng văn hóa, lấy chăm lo thường xuyên việc xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh làm cốt lõi, trọng tâm; (...) “Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là: xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là nhân cách, lối sống; tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho việc xây dựng nhân cách, lối sống con người”. Dưới góc độ công tác xây dựng đảng thì những nhiệm vụ, giải pháp mà BCH Trung ương đưa ra không chỉ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nước ta nói chung, của lĩnh vực văn hóa nói riêng, mà cốt lõi, tiên phong vẫn thuộc về các tổ chức, cấp ủy đảng và toàn thể đảng viên. Thời gian trước đây, trên một số diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng nước ta, trong đó có Tạp chí Xây dựng Đảng, đã khơi gợi vấn đề “văn hóa Đảng”. Bây giờ là lúc chúng ta xem xét, vận dụng quan điểm mà Hội nghị Trung ương 9 vừa đưa ra vào công tác xây dựng đảng, vào xây dựng văn hóa Đảng như thế nào.
Xây dựng văn hóa Đảng có nhiều nội dung, nhiệm vụ, trong đó trên hết và trước hết và cốt lõi là vai trò tiên phong của mỗi đảng viên. Bởi tính tiên phong là tính chất nhất thiết phải có ở một đảng cộng sản, nhất là khi đảng đó là đảng cầm quyền. Vai trò tiên phong của Đảng thể được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, từ nhận thức, giác ngộ, hiểu biết sâu sắc về lý luận, thực tiễn, tổ chức lực lượng quần chúng đông đảo, đưa họ vào con đường đấu tranh giải phóng con người, đến tiên phong trong hoạt động chính trị, lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng, bảo vệ môi trường thiên nhiên và tất nhiên không thể thiếu vai trò tiên phong trong lĩnh vực văn hóa. Để góp phần xây dựng xây dựng con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh-cốt lõi, trọng tâm của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với tư cách là lực lượng tiên phong, tổ chức lãnh đạo xã hội thì toàn Đảng, mỗi một đảng viên phải thật sự trở thành biểu tượng của phẩm giá, đạo đức con người Việt Nam trong thời đại ngày nay. Điều này thể hiện ở một số khía cạnh sau:
1. Trong phạm trù văn hóa Đảng, một trong những mục tiêu của Đảng là phấn đấu để Đảng trở thành hình ảnh của phẩm giá, đạo đức con người Việt Nam. Trong khi bàn đến công tác xây dựng đảng và xây dựng một thể chế văn hóa Đảng, người ta luôn luôn trở lại nguyên do, nguồn gốc sự ra đời của Đảng. Đó là chủ nghĩa nhân văn, ý chí phấn đấu cho sự giải phóng hoàn toàn và vì hạnh phúc của con người. Văn hóa Đảng muốn có được trước hết thể hiện ở mỗi đảng viên của Đảng. Theo đó, trong Đảng không thể tồn tại một bộ phận đảng viên chạy theo lợi ích cá nhân, phá hoại sự thống nhất trong Đảng. Khi đã trở thành một đảng cầm quyền, chủ nghĩa cá nhân của một số đảng viên ngày càng có điều kiện phát triển thể hiện ở chỗ những đảng viên có chức, có quyền đã lợi dụng quyền đó để vơ vét quyền lợi vật chất, tinh thần cho mình và phe nhóm, gia đình, người thân. Họ biến Đảng thành nơi “làm quan phát tài” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo. Những hành động đó làm hoen ố hình ảnh ban đầu của Đảng. Đó là những biểu hiện phản văn hóa.
Xem thêm: 1Gb Bằng Mấy Mb Vậy? 1Gb Bằng Bao Nhiêu Mb
2. Động cơ, mục đích vào Đảng của đảng viên, trước hết là vì lợi ích của đất nước, tự do, hạnh phúc của nhân dân không chỉ vì quyền lợi cá nhân, để “leo lên” cao trên những nấc thang quyền lực. Một điều hiển nhiên ai cũng phải hiểu, nhưng lại nhiều người quên là, trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện, bao giờ người đảng viên cũng phải hy sinh, khó nhọc, phải chịu đựng nhiều hơn so với người ngoài Đảng. Toàn Đảng và mọi đảng viên phải là người tự nguyện nhận lấy trách nhiệm chính trị: vì dân.
3. Quan hệ giữa những người đảng viên với nhau phải thật sự là đồng chí. Có một điều ai cũng dễ nhận ra là, khi trong đấu tranh gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, những người đảng viên thương yêu nhau như anh chị em trong một gia đình. Họ gọi nhau bằng “đồng chí” với tất cả ý nghĩa cao đẹp của từ này: “Anh với tôi đôi người xa lạ/Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau/Súng bên súng, đầu sát bên đầu/Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷ/Đồng chí”. Tuy nhiên, trong điều kiện Đảng cầm quyền, cơ chế thị trường, một số tổ chức, cấp ủy đảng đã trở thành một tổ chức đẳng cấp, trong đó kiểu quan hệ nổi bật không phải là quan hệ đồng chí tương thân tương ái mà chỉ là sự phục tùng một chiều của cấp dưới đối với cấp trên. Một vấn đề không kém phần nguy hại, đi ngược lại hoàn toàn văn hóa Đảng là, nhiều người đảng viên vì tranh giành địa vị, quyền lợi mà chia rẽ, mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn liên miên, kéo dài. Trong những trường hợp này, tình trạng mất chuẩn mực, không ổn định về đạo đức cách mạng đã dễ dàng chuyển sang sự mất ổn định về tư tưởng chính trị, tổ chức của một tổ chức đảng. Ở khía cạnh này, chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc khi Bác Hồ căn dặn, trong phê bình và tự phê bình, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
4. Chống quan điểm siêu hình cho rằng ở trong mỗi đảng viên có hai phần không dính líu gì đến nhau: một phần là người đảng viên cộng sản chịu trách nhiệm và phát huy tác dụng đảng viên khi làm công tác đảng và sinh hoạt đảng, còn phần kia là con người bình thường có thể có những cái hay, cái dở của bất cứ một con người bình thường nào, thậm chí họ có thể có những sai lầm, khuyết điểm, cả những tội lỗi, những điều không liên quan gì đến danh hiệu đảng viên. Quan niệm này cũng tồn tại ngay trong nhận thức của một số cấp ủy khi cho rằng, họ chỉ quản lý đảng viên trong giờ hành chính, ở nơi làm việc! Thế nhưng, biện chứng cuộc sống hoàn toàn không chấp nhận quan niệm sai lầm đó. Phải thấu suốt, quán triệt sâu sắc, triệt để rằng, Đảng thực hiện vai trò tiên phong, lãnh đạo của mình bằng Cương lĩnh, đường lối chính trị, bằng khả năng vận động, thuyết phục, đồng thời bằng chính hình ảnh, phẩm giá, đạo đức, lối sống của tất cả đảng viên của Đảng. Uy tín cá nhân của mỗi đảng viên trong quan hệ với quần chúng, người dân chẳng những trong công tác mà ngay cả trong đời thường nơi cư trú, trong quan hệ xã hội. Sự gần gũi giữa những đảng viên-lãnh đạo với người dân là một trong những thước đo văn hóa của một tổ chức đảng. Người lãnh đạo có ý thức đầy đủ về vị trí, vai trò của Đảng thì khoảng cách giữa Đảng-Dân cũng ngày càng hẹp lại. Trái lại, thì khoảng cách đó sẽ dần dần rộng ra, có khi không gặp được nhau. Do vậy, có thể khẳng định, những biểu hiện về phẩm giá, đạo đức, lối sống thường ngày của đảng viên chính là biểu hiện cụ thể thể hiện bản chất của văn hóa Đảng mà mỗi đảng viên cần phấn đấu tu dưỡng. Mấy nội dung trên đây chính là nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nhân cách, phẩm giá con người Việt Nam.