Cẩm nang mang thai: thai nhi 17 tuần tuổi

Khi mẹ mang thai tuần 17, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn một chút. Hệ tuần hoàn trong cơ thể của mẹ phải làm việc tích cực hơn để bơm máu nuôi cơ thể mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt và vitamin C nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ ở tuần 17

Khi bước vào tuần 17, bé yêu của mẹ có chiều dài gần 12,7cm từ đỉnh đầu xuống mông và nặng chừng 142g, tương ứng với quả lê đó mẹ à. Hiện khung xương của bé có kết cấu chủ yếu là sụn mềm có tính đàn hồi, nhưng sẽ cứng hơn qua các tuần.

Bạn đang xem: Cẩm nang mang thai: thai nhi 17 tuần tuổi

Trong khi đó, một chất mỡ trắng được gọi là myelin cũng bắt đầu từ từ bao quanh và bảo vệ cho tủy sống của bé con đấy mẹ ạ.


Sự phát triển của bé trong bụng mẹ ở tuần 17

Khi thai nhi được 17 tuần tuổi, các tuyến mồ hôi bắt đầu hình thành khắp cơ thể. Khi bé càng lớn, cầu nối sinh tử giữa bé với bánh nhau là dây rốn cũng càng trở nên dày hơn và bền hơn.

Tử cung (dạ con) đang ngày càng lớn khiến trọng tâm cơ thể mẹ bị dịch chuyển và có khả năng mẹ hiện đang cảm thấy hơi mất thăng bằng và có thể cảm thấy đau lưng khi mang thai nữa. Nếu mẹ thích mang giày cao gót thì bây giờ là lúc mẹ cần thận trọng và đổi sang những kiểu giày đế thấp hoặc đế bằng rồi đấy.

Xem thêm: Cách Chọn Nhẫn Cưới Hoàn Hảo Cho Các Cặp Đôi, Hướng Dẫn Chọn Nhẫn Cưới Đẹp

Ngoài ra, điều quan trọng các mẹ mang thai tuần 17 cần biết là tư thế ngủ không thoải mái sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Ngược lại, với tư thế ngủ đúng cách sẽ giúp mẹ có được giấc ngủ ngon lành và em bé trong bụng cũng được thoải mái hơn nhiều.

Mẹ bầu cần ăn gì khi mang thai ở tuần thứ 17?

Ở tuần thứ 17 của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi hơn một chút. Hệ tuần hoàn trong cơ thể của mẹ phải làm việc tích cực hơn để bơm máu nuôi cơ thể mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt và vitamin C như: thịt bò, các loại rau lá xanh đậm, trái cây tươi…


Các loại rau lá xanh đậm và trái cây tươi rất tốt cho mẹ mang thai tuần 17


Tuần này mẹ cũng có thể mắc chứng ợ nóng. Lượng hormone tăng cao làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn tồn tại trong dạ dày lâu hơn, việc này làm cho axit trong dạ dày được tiết ra nhiều hơn. Khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn ra, axit trong dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản. Việc này khiến mẹ có cảm giác muốn nôn ra, đặc biệt là sau khi ăn các loại thức ăn có vị cay. Vì thế, hạn chế thức ăn cay là điều cần thiết mẹ nhé!

Bước vào tuần 17, nhiều mẹ còn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi nữa, thậm chí khi thời tiết rất mát mẻ. Nếu mẹ cũng bị chứng nóng trong người viếng thăm, hãy ăn thật nhiều trái cây, thức uống mát và hơn hết, mẹ cần uống đủ 8 ly nước mỗi ngày (mỗi ly 250 ml); uống nhiều hơn vào những ngày mẹ tập thể dục và đổ mồ hôi nhé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm bài Nóng trong người khi mang thai tháng thứ 5 để bỏ túi ngay những bí kíp hay giúp mẹ đối phó tốt với chứng nóng trong người.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng những loại thực phẩm như cà phê, rượu, bia và thức uống có gas khi mang thai ở tuần 17.