Trả lời:
Xin chào em, cảm ơn em đã tin tưởng nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ. Chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc của em về chứng nóng rát bàn chân mà em đang mắc phải như sau:
1. Nóng rát bàn chân là gì
2. Nguyên nhân gây ra nóng rát bàn chân
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
✍ Sài Gòn:Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD
✍ Hà Nội:Đại Học Y Hà Nội, Viện 103
✍ Đà Nẵng:Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng
☎Gọi tư vấn vớiBác sĩ: 19001246
===
Nóng rát bàn chân là hiện tượng bàn chân bị nóng lên kèm theo những cơn đau nhẹ hoặc nặng tùy mức độ của mỗi người bệnh. Cảm giác nóng rát ở bàn chân là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Cùng với cảm giác nóng rát, người bệnh cũng thường phàn nàn về tình trạng tê và ngứa ran ở bàn chân. Hiện tượng này còn được gọi là dị cảm bàn chân.
Bạn đang xem: Nóng gan bàn chân là bệnh gì
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nóng rát ở bàn chân:
- Thiếu hụt vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 gây tê và ngứa ran, hoặc cảm giác nóng rát ở bàn chân và bàn tay. Thực tế, thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể gây khó khăn trong việc đi bộ.
- Đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh thần kinh ở người lớn tuổi. Bệnh nhân đái tháo đường cũng thường phàn nàn về cảm giác nóng rát dữ dội ở đôi bàn chân của mình.
- Nghiện rượu: Nghiện rượu cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh thần kinh. Thói quen uống rượu thường xuyên trong thời gian dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh và gây ra cảm giác nóng rát, ngứa ran ở bàn chân.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Trong một số trường hợp, nguyên nhân chính khiến bàn chân nóng rát cũng có thể là do loại thuốc bạn đang dùng để điều trị bệnh. Các loại thuốc như thuốc chống lao, thuốc hóa trị ung thư... có thể gây ra tác dụng phụ là gây cảm giác nóng rát, ngứa ran ở bàn chân người bệnh.
- Bệnh thận mạn tính: Cảm giác nóng rát ở bàn chân là một trong những triệu chứng của bệnh thận mạn tính và ở những bệnh nhân lọc thận. Trong một số trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính cũng có thể bị mắc hội chứng chân không yên (rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn đau nhói, co kéo, tê dần dần, hoặc cảm giác khó chịu ở chân không thể kiểm soát được làm cho bệnh nhân khó chịu, buộc phải di chuyển chân liên tục).
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếpcơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
- HIV/AIDS: Virus HIV cũng có thể gây ra cảm giác ngứa và bỏng rát ở tay và chân, hay còn được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng khác của bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm: Thiếu sự phối hợp giữa các chi, yếu cơ, nóng rát ở bàn chân lúc nửa đêm...
Xem thêm: 16 Công Dụng Của Cà Rốt, Trẻ Ăn Cà Rốt Có Tác Dụng Gì ? Những Công Dụng “Không Tưởng” Của Cà Rốt
- Thiếu máu: Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát ở chân là do cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Làm xét nghiệm máu có thể giúp bạn xác định xem liệu mình có đang bị thiếu máu hay không, từ đó các bác sỹ sẽ kê đơn giúp bạn bổ sung sắt kịp thời.
- Bệnh Lyme: Căn bệnh này bị gây ra bởi côn trùng cắn, tiếp xúc trực tiếp với một con vật bị nhiễm bệnh, hoặc thậm chí từ nước bọt của thú cưng trong nhà bạn. Một trong những triệu chứng của bệnh Lyme là cảm giác nóng ran ở tay và bàn chân.
Hiện tượng nóng ran bàn chân có thể thuyên giảm nếu bạn có phương pháp tự chăm sóc tại nhà hợp lý. Tuy nhiên, nếu sau quá trình tự chăm sóc tại nhà không hiệu quả hoặc đi kèm các biểu hiện nặng hơn, cơn nóng rát bắt đàu lan rộng sang các vùng trên bàn chân, dần dần gây tê liệt các ngón chân thì hãy đi khám sớm nhất có thể để được điều trị phù hợp.
Trong các trường hợp đặc biệt khẩn cấp như cảm giác nóng rát ở bàn chân đến một cách đột ngột, nhất là khi bạn vừa tiếp xúc với một số loại độc tố, vết thương hở trên chân bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì hãy lập tức đến gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Nếu bạn cầngiúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lònggửi thông tin tại đây.