THỦ TỤC LÀM LẠI BẰNG LÁI XE Ô TÔ BỊ MẤT NHƯ THẾ NÀO?

Khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, người điều khiển cần có bằng lái xe được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Khi tài xế lỡ đánh mất bằng lái xe ô tô, tài xế cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để làm thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất. Vậy cần làm những thủ tục gì? theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!

Trường hợp được cấp lại giấy phép lái xe ô tô

Theo quy định Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định những trường hợp được cấp lại bằng lái xe sau đây:

Cấp lại giấy phép lái xe ô tô

a. Người bị mất giấy phép lái xe

b. Còn nhưng thời hạn sử dụng dưới 3 tháng.

Bạn đang xem: Thủ tục làm lại bằng lái xe ô tô bị mất như thế nào?

Thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe:

Link tải: Don de nghi doi cap lai GPLX

2. Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe

Giấy chứng nhận do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần

3. Hồ sơ lái xe gốc phù hợp với Giấy phép lái xe

4. Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài).

Thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất

Lưu ý:

Khi đến làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe sẽ được chụp ảnh tại chỗ, không phải mang theo ảnh chụp sẵn.

Ảnh dán trong Giấy chứng nhận sức khỏe lái xe là ảnh 4×6, có nền trắng (ra tiệm ảnh nói chụp ảnh GPLX là họ biết).

Nếu GPLX bị mất quá hạn từ 3 tháng trở lên phải thi sát hạch lại nên sẽ có thêm mẫu “Đơn đề nghị học sát hạch để cấp GPLX“

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, cá nhân cần nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở giao thông vận tải nơi cấp GPLX hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh.

Khi nộp hồ sơ, cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 – sáng từ 7h cho tới 11h30; chiều từ 13h tới 16h30), ngày lễ, tết nghỉ.

Nộp lệ phí theo quy định.

Xem thêm: Top 15 Game Online Trên Máy Tính, Top Game Online Hay Nhất Trên Pc, Laptop

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe nếu không phát hiện giấy phép lái xe của người đề nghị cấp lại giấy phép lái xe do bị mất đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì cấp lại giấy phép lái xe cho người đề nghị theo quy định.Thẩm quyền giải quyết hồ sơ: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định.

Lưu ý: Trường hợp người có giấy phép lái xe bị mất có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành;Thủ tục sát hạch lại thực hiện theo quy định của pháp luật tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

Bươc 4: Nộp lệ phí

1. Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX

2. Lệ phí sát hạch thi lý thuyết và thực hành

a) Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần;Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

b) Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

(Các mức phí trên quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng)

3. Lệ phí khám sức khỏe lái xe (không tính xét nghiệm, X-quang): 120.000 đồng/người (quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT). Tổng các chi phí: 360.000 đồng (nếu bao gồm xét nghiệm ma túy).

Thủ tục cấp lại bằng lái bị mất từ lần thứ 2 và lần thứ 3 trở lên

Với những cá nhân xin cấp lại GPLX lần thứ 2, thứ 3 trở lên, có nhiều sự khác biệt, cân lưu ý như sau:

Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong hệ thống Thông tin giấy phép lái xe , không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền tu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe ô tô .Trên 2 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất thì được xử lý cấp lại như bị mất lần thứ nhất;Đối với lần thứ 3 trở lên thì xử lý như lần mất thứ nhất.

Địa điểm xin cấp lại giấy phép lái xe ô tô

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Nếu hợp lệ Sở GTVT sẽ cấp lại giấy phép lái xe cho bạn theo như lịch hẹn.

Dưới đây là danh sách địa chỉ các sở giao thông vận tải các địa phương nơi bạn có thể tới để làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe: 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết mới nhất về thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất của jualkaosmuslim.com. Hi vọng thông tin đã cung cấp kịp thời và hữu ích cho các bạn tham khảo. Chúc các bạn mạnh khỏe và thành công.