Giá Điện Nước Hà Nội

1.Giá nước sinh hoạt được nhà nước quy định chính thức hiện nay:3.Những cách đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí nước sinh hoạt.

Bạn đang xem: Giá điện nước hà nội


Nguồn nước sạch sinh hoạt luôn là tài nguyên quý giá và đóng vai trò không thể thiếu đối với đời sống hằng ngày của con người. Hiện nay, mức giá nước luôn có sự thay đổi qua mỗi thời điểm bởi nguồn nước dự trữ trong tự nhiên ngày càng ít đi.

Để có thể tính toán được chi phí sử dụng nước sinh hoạt, Thông hút bể phốt Việt Nam xin đưa ra bảng giá nước sạch 2022 và cách tính giá nước sinh hoạt chuẩn dưới đây nhằm giúp mọi người có kế hoạch sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm nhất.

1.Giá nước sinh hoạt được nhà nước quy định chính thức hiện nay:

Bảng giá nước sinh hoạt 2022 tham khảo như sau:

STT Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư (m3/tháng/hộ gia đình) Giá bán nước (VND) Thuế GTGT (5%) Chi phí bảo vệ môi trường (10%) Giá thanh toán (VND)
1 10 m3 đầu tiên 5.930 198,65 597,30 6.869
2 Từ trên 10m3 đến 20m3 7.052 352,60 705,20 8.110
3 Từ trên 20m3 đến trên 30m3 8.669 433,45 866,90 9.969
4 Trên 30m3 15.929 796,45 1.592,90 18.318
Bảng giá nước sinh hoạt 2022

Giá nước sạch đối với sinh hoạt hộ gia đình:

10m3 nước sạch đầu tiên giá: 5.937 VNĐ/m3Trên 10m3 đến 20m3 giá: 7.052 VNĐ/m3Trên 20m3 đến 30m3 giá: 8.669 VNĐ/m3Trên 30m3 giá: 15.925 VND/m3

Giá nước sạch đối với doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh

Đơn vị kinh doanh hoặc các doanh nghiệp thường sử dụng lượng nước khá lớn để sản xuất, nên nhà nước đã đưa ra mức giá riêng như sau:

Giá nước áp dụng đối với các cơ quan hành chính là: 9.955đ/m3Giá nước áp dụng cho những đơn vị sản xuất là: 11.625đ/m3Giá nước áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp và dịch vụ công cộng là: 9.955đGiá nước áp dụng cho nhưng đơn vị kinh doanh dịch vụ là: 22.068đ/m3

Giá nước sạch đối với hộ nghèo:

Đối với hộ nghèo, nhà nước có mức giá khác nhằm tạo điều kiện cung cấp đầy đủ những nhu cầu thiết yếu dành cho những hộ nghèo và cận nghèo. Chính vì vậy, mức giá nước sạch sinh hoạt cho hộ nghèo được ưu tiên với mức thấp hơn thông thường, cụ thể như sau:

10m3 nước sạch đầu tiên giá: 3.600 VNĐ/m3Trên 10m3 đến 20m3 giá: 4.500 VNĐ/m3Trên 20m3 đến 30m3 giá: 5.600 VNĐ/m3Trên 30 m3 giá: 6.700VND/m3

2.Cách tính giá nước sinh hoạt đơn giản:

Giá nước sinh hoạt được tính theo công thức tích lũy dựa trên bảng giá nước sinh hoạt theo quy định của nhà nước. Khi tính giá nước cần xác định rõ đối tượng, mục đích và nhu cầu sử dụng để áp mức giá phù hợp.

Ví dụ cụ thể: Bạn là đối tượng hộ gia đình sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt hằng ngày như giặt giũ, tắm rửa, nấu nướng. Mỗi tháng sử dụng hết 35 m3 nước, như vậy hóa đơn tiền nước sẽ được tính như sau:

Bậc 1 = Giá nước 10m3 đầu tiên (5.973 VNĐ/m3)x10Bậc 2 = Giá nước 10m3 đến 20m3 (7.052 VNĐ/m3)x10Bậc 3 = Giá nước 200m3 đến 30m3(8.669 VNĐ/m3)x10Bậc 4 = Giá nước 30m3 trở lên (15.929 VNĐ/m3)x5

Tổng giá hóa đơn tiền nước của hộ gia đình trong tháng = Bậc 1+ bậc 2+ bậc 3+ bậc 4

Mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 5% và phí bảo vệ môi trường 10%. Vì vậy, mức phí thanh toán cần tính thêm khoản phí này.

3.Những cách đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí nước sinh hoạt.

Hằng tháng, mỗi gia đình phải chi một khoản tiền để thanh toán chi phí nước, điện, điện thoại. Vì vậy, mỗi gia đình nên áp dụng những phương pháp đơn giản sau đây để đảm bảo chi phí sử dụng nước hằng tháng tiết kiệm nhất.

3.1. Tắt vòi nước khi sử dụng xong:

Rất nhiều người thường xuyên quên tắt nước sau khi sử dụng hoặc tắt nước chưa hoàn toàn dẫn đến việc nước vẫn còn chảy ra từ vòi nước. Chính điều này làm hao tốn rất nhiều nước và cũng làm cho chi phí hóa đơn tiền nước tăng cao.

Xem thêm: Lớp Echo Trong Lòng Tử Cung Là Gì ? Dấu Hiệu Nhận Biết Sức Khỏe Cổ Tử Cung

Vì vậy, cần tập thói quen tắt vòi nước cẩn thận khi sử dụng xong và vặn chặt vòi nước để tránh tình trạng nước vẫn còn chảy ra từ vòi.



3.2.Nên thay thế vòi nước thông thường bằng vòi hoa sen, vòi phun:

Khi sử dụng vòi nước thông thường và không kèm chậu hứng có thể gây lãng phí đến 60% nước. Vì vậy, để tiết kiệm nước tốt nhất bạn cần lắp đặt vòi nước dạng phun tia nhỏ, vòi hoa sen để có thể dễ sử dụng hơn mà vừa tiết kiệm được lượng nước đáng kể.



3.3. Hạn chế việc ngâm mình trong bồn tắm:

bồn tắm thường có kích thước lớn, có thể chứa đến 2 khối nước mỗi lần, khi sử dụng bồn tắm thường xuyên thì tiêu tốn lượng nước rất nhiều. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng bồn tắm mà thay vào đó nên sử dụng vòi sen để tiết kiệm nước và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.


3.4.Thường xuyên kiểm tra vòi nước và đường ống nước định kỳ:

Qua thời gian dài sử dụng thì các khớp nối của vòi nước thường xảy ra hiện tượng rò rỉ nước. Vì thế, nên kiểm tra định kỳ để phát hiện hư hỏng và xử lý sớm nhất để tránh việc nước bị rò rỉ ra ngoài gây lãng phí nước.


3.5. Sử dụng máy giặt đúng cách và phù hợp:

Mỗi lần sử dụng máy giặt cần tiêu tốn khá nhiều nước. Vì thế, nên gom đủ lượng quần áo cho một lần giặt để tránh giặt ít và giặt nhiều lần gây lãng phí nước. Đồng thời cũng nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy giặt thường xuyên, thay máy giặt mới nếu máy giặt đã quá cũ.


3.6.Tái sử dụng nước:

Có thể tái sử dụng nước như đối với nước giặt quần áo có thể sử dụng để dội rửa sàn. Nước vo gạo, rửa rau có thể sử dụng để tưới cây…Việc tái sử dụng nước vừa giúp tiết kiệm được chi phí vừa mang lại những lợi ích khác. Ví dụ như nước rửa rau, nước vo gạo dùng để tưới cây có thể phòng tránh sâu bệnh và giúp cây xanh tốt hơn.

3.7.Tận dụng các nguồn nước khác:

Có thể tận dụng nguồn nước khác như nước mưa để thay cho nước sạch. Hãy sử dụng chậu, xô, thùng để hứng nước mưa. Nước mưa có thể sử dụng để dội sàn, tưới cây, dội bồn cầu. ở một số vùng nông thôn có nguồn không khí trong lành còn có thể sử dụng nước mưa để tắm giặt…


Trên đây là những phương pháp tiết kiệm nước – tiết kiệm chi phí nước sạch hiệu quả đồng thời cung cấp cách tính giá nước sinh hoạt chính xác nhất, qua đó giúp mọi người chủ động hơn trong việc sử dụng nước, tránh lãng phí tài nguyên nước và lãng phí tiền bạc.