Trong tất cả các phương thức thanh toán quốc tế, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và những rủi ro riêng. Trong đó, có phương thức thanh toán nhờ thu được xem là dung hòa được tính an toàn và rủi ro của những phương thức khác. Bài viết này sẽ nêu và phân tích những nội dung chính về nhờ thu và ưu nhược điểm của phương thức này.
Bạn đang xem: Documentary collection là gì
Khái niệm nhờ thu:
Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế mà nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa cụ giao hàng sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Từ khái niệm trên, có thể thấy phương thức thanh toán nhờ thu đã dung hòa được tính an toàn và tính rủi ro so với phương thức ứng trước và phương thức ghi sổ, mà lại giảm được chi phí so với phương thức L/C.
Các ngân hàng tham gia đều hành động với tư cách nhà ủy quyền của nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người này và thu phí xử lý chứng từ. Các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính cho người ủy nhiệm.
Phân loại
Căn cứ vào thời hạn trả tiền:
♦ Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này quy định người mua/ người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.
♦Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.
Căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán:
♦Nhờ thu hối phiếu trơn: Bộ chứng từ Nhờ thu chỉ gồm Hối phiếu và Yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng của người xuất khẩu.
♦Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ: Bộ chứng từ Nhờ thu ngoài Hối phiếu, Yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng còn có bộ chứng từ gửi hàng. Khi đó người nhập khẩu nếu muốn nhận chứng từ thì sẽ phải thanh toán (D/P) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (D/A)
Đặc điểm:
♦Căn cứ nhờ thu là chứng từ chứ không phải hợp đồng.
♦Vai trò của ngân hàng chỉ là người trung gian.
♦Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (lập chứng từ).
Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu:
♦Người ủy nhiệm (Principal): người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường là người thụ hưởng hay nhà xuất khẩu.
♦Ngân hàng nhờ thu (Remitting bank): ngân hàng được người người ủy nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu, thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
Xem thêm: Hướng Dẫn Đăng Ký Máy Pos Quẹt Thẻ Ngân Hàng A, Đăng Ký Dịch Vụ Pos
♦Ngân hàng xuất trình (Presenting bank) là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu.
♦Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan tới nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ.
♦Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu.
Lợi ích đối với các bên khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu:
♦Nhà xuất khẩu: Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được giao cho nhà nhập khẩu ngay sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Nhà XK có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
♦Nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Đối với D/A nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời hạn của hối phiếu.
♦Đối với 2 ngân hàng: Có thu nhập từ phí nhờ thu học xuất nhập khẩu ở đâu tốt. Mở rộng tín dụng, các quan hệ với các ngân hàng khác.
Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu:
♦Đối với nhà xuất khẩu: Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thì hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu. Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã được gửi đi trc. Nhà xuất khẩu có thể kiện nhưng sẽ tốn nhiều thời gian.
♦Đối với nhà nhập khẩu: Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại (nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ.
♦Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận dc tiền từ ngân hàng thu hộ thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu.
♦Ngân hàng thu hộ: nếu ngân hàng này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không thanh toán.
Như vậy, có thể thấy được phương thức thanh tán nhờ thu đã giảm thiểu được nhiều rủi ro từ các phương thức như ứng trước và ghi sổ. Ngoài ra, cũng giảm được rất nhiều chi phí so với phương thức thanh toán bằng tín dụng thư. Nhưng phương thức nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của các bên mà có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất.