Cách Trồng Khổ Qua Hiệu Quả Tại Nhà

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, một loại quả có vị đắng, tuy không dễ ăn nhưng nó lại rất tốt cho sức khoẻ và có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất. Khổ qua thuộc họ bầu bí nên rất dễ trồng, không kén đất và ít sâu bệnh.

Bạn đang xem: Cách trồng khổ qua hiệu quả tại nhà

Việc trồng rau sạch tại nhà, ngày càng được mọi người quan tâm, trong đó khổ qua là cây được chú ý hàng đầu. Tuy cây dễ trồng nhưng để trồng được một vườn khổ qua tại nhà không phải dễ dàng.

Cùng đồng hành với ASUS để tìm hiểu cách trồng khổ qua hiệu quả tại nhà nhé!

1. Chuẩn bị trồng khổ qua

Giống: có nhiều loại giống khổ qua trên thị trường cần chọn các loại giống có sức chống chịu tốt, năng suất cao và có nguồn gốc rõ ràng.

Đối với cách trồng khổ qua tại nhà bạn có thể dùng thùng xốp để trồng cây và tre khô để làm giàn trồng khổ qua.

Đất trồng: nên chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha tơi xốp và thoát nước tốt. Với cách trồng khổ qua tại nhà bạn nên chọn đất dinh dưỡng Tribat làm giá thể trồng cây để có hiểu quả cao nhất.

2. Cách gieo hạt khổ qua

Hạt khổ qua có lớp vỏ dày do đó đối với cách trồng khổ qua. Trước khi trồng bạn nên ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 5 – 6 giờ, sau đó ủ hạt.


Khổ qua leo giàn lưới


Khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Có thể gieo hạt trong bầu để ươm cây giống trước khi trồng hoặc trồng trực tiếp, cần cung cấp đủ độ ẩm cho cây khi mới gieo xong.

Xem thêm: Giá Vé Vinpearl Land Phú Quốc Năm 2021, Giá Vé Vinpearl Land Phú Quốc 2021

3. Chăm sóc khổ qua sau khi trồng

Sau khi trồng, cần đảm bảo khoảng cách trồng, cây cách cây từ 25 – 30 cm. Tưới nước cho cây thường xuyên đảm bảo độ ẩm phù hợp cho cây phát triển, mùa khô có thể tưới 2 lần/ngày, mùa mưa thì 1 lần/ngày hoặc không tưới.

Làm giàn: đối với cách trồng khổ qua, khi cây được 3 – 4 lá thật thì cần làm giàn cho cây leo. Có thể làm giàn trước khi cây có tua, có thể thiết kế giàn sao cho phù hợp với không gian trống của nhà bạn. Thường thì làm giàn chữ X và cao 1,2 – 1,5 m.

Sửa dây: khi cây leo giàn đều cần sửa dây để dây phân bố đều giàn và tỉa bỏ nhánh nhỏ, giúp hạn chế sâu bệnh và giúp giàn thông thoáng, để cây nhận được nhiều ánh sáng, tổng hợp nhiều chất hữu cơ nuôi cây.

4. Bón phân cho khổ qua

Cách trồng khổ qua tại nhà cần chia ra 4 đợt bón phân cho cây: bón lót sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh. Bón thúc sử phân ure, kali hay NPK để thúc để giúp cây ra sai quả và tăng tính chống chịu.


Thành quả sau quá trình chăm sóc


5. Sâu bệnh hại khổ qua

Cách trồng khổ qua nên chú ý các loại sâu hại như sâu ăn lá, sâu xanh hay dòi đục lá…có thể bắt bằng tay hoặc dùng các biện pháp sinh học. Bệnh thường gặp là phấn trắng hay thán thư.

6. Thu hoạch khổ qua

Sau 48 – 50 ngày sau trồng cây bắt đầu cho thu quả, cây có thể cho thu quả khoảng 2 tháng. Sau khi thu hoạch quả, bạn có thể chế biến khổ qua thành các món bổ dưỡng như khổ qua nhồi thịt hay mướp đắng xào trứng đều là những món ăn hấp dẫn.

–> Cùng xem giàn khổ qua do các kỹ sư của Ăn Sạch Uống Sạch chăm sóc sau 1 tháng: https://www.youtube.com/watch?v=w7Aesrsuks0

Hy vọng với những thông tin hữu ích về cách trồng khổ qua mà ASUS đã được chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trồng được một vườn khổ qua như ý!

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau: