Những dịp họp mặt như liên hoan, lễ tết, do không khí vui vẻ nên đôi khi vẫn xảy ra tình trạng quá chén. Những cách giải rượu bia đơn giản và nhanh chóng dưới đây sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát tình trạng của bản thân để không xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn.
Bạn đang xem: Cách giải bia
Cách giải rượu bia cứu nguy những ngày tiệc tùng năm mới
Ai cũng biết say xỉn là không nên, nhưng đôi khi do quá vui chuyện hoặc không thể từ chối những lời mời mọc mà lỡ uống quá giới hạn của bản thân. Nhất là những người uống kém, không quen với bia rượu thì cần có những cách giải rượu ngay lập tức để tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra. Bạn nên đọc để tự áp dụng cho chính mình khi cần hoặc cho những người xung quanh. Các chị em cũng nên ghi nhớ một vài bí quyết để chăm sóc cho chồng mình những hôm quá chén nhé.
Biểu hiện của người say rượu
Nếu thấy ai đó có những dấu hiệu sau đây, bạn nên ở bên cạnh và áp dụng một số mẹo giải rượu bia siêu tốc để giúp họ tỉnh táo lại, không để người say lái xe hay đi một mình.
Mặt đỏNói nhiều, nói lè nhè không rõ tiếng, nói những thứ vô nghĩaĐi đứng loạng choạngBuồn nôn
Sau đây là một số “phương thuốc” giúp người say tỉnh táo trở lại và giảm đi cảm giác mệt mỏi, khó chịu do rượu bia gây ra.
1. Nước lọc
Đây là
cách giải rượu bia nhanh nhất tại nhà hoặc tại bất cứ đâu bạn đều có thể áp dụng được. Bổ sung nước lọc sẽ giúp bạn làm loãng lượng cồn trong máu giúp cơn say thuyên giảm đáng kể, đồng thời tránh mất nước nếu bạn bị nôn. Bạn nên đọc thêm bài viết 8 thời điểm uống nước tốt nhất nhé!
2. Nước ép trái cây
Nếu bạn say rượu bia và bị nôn nhiều thì các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây sẽ giúp bạn bù lại lượng nước đã mất. Các chất dinh dưỡng và khoáng chất trong trái cây cũng chính là thứ cơ thể đang cần để loại bỏ độc tố và làm mát gan. Hãy nhanh chóng tận dụng một loại trái cây đang có sẵn trong nhà để chế biến loại nước giải rượu thần thánh này nhé. Lưu ý không dùng những trái quá chua.
3. Nước cam và mật ong
Đường fructose trong nước cam và mật ong có tác dụng tiêu hóa rượu nhanh. Nếu còn đang chếnh choáng vì cơn say, hãy uống một ly nước cam pha mật ong rồi nghỉ ngơi. Khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, bạn sẽ thấy người dễ chịu và tỉnh táo hơn rất nhiều.
4. Nước ép cà chua
Tình trạng nôn mửa khi say sẽ làm cơ thể bị mất đi một lượng lớn khoáng chất như canxi, kali và natri. Rất may là bạn có thể bù đắp lại lượng chất này qua nước ép cà chua. Loại trái này rất dễ tìm và thường có sẵn trong bếp, tủ lạnh nên cũng rất tiện để sử dụng khi cần.
5. Trà xanh
Axit tanic được tìm thấy trong trà xanh có tác dụng khử bỏ chất cồn trong rượu. Uống một ly trà xanh cũng là một trong những
công thức giải rượu nhanh và hiệu quả nhất giúp bạn thấy người nhẹ nhàng, thoải mái hơn rất nhiều.
6. Nước mía
Đây là một công thức giã rượu đã được áp dụng từ rất lâu và lưu truyền như một mẹo dân gian hiệu quả. Giải thích theo y học thì nước mía có vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giảm mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa, cầm nôn, lợi tiểu giải rượu.
7. Gừng
Cách giải bia siêu tốc tiếp theo là sắc một vài lát gừng tươi thành nước để uống. Công thức tốt nhất là bạn pha nước gừng nóng, thêm một ít mật ong để có vị ngọt dễ dùng hơn, bạn sẽ không còn bị cơn say khó chịu đeo bám.
8. Đậu xanh
Sử dụng đậu xanh là một trong những cách giải rượu dân gian phát huy tác dụng khá tốt. Theo y học, đậu xanh có vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Món tốt nhất dành cho người “ốm rượu” là cháo đậu xanh loãng để nguội. Hoặc bạn cũng có thể nấu nhừ đậu xanh với nước để cho người say dùng.
Xem thêm: Kinh Tuyến Là Gì ? Vĩ Tuyến Là Gì? Vĩ Tuyến Là Gì
9. Chuối
Ăn vài trái chuối sau khi uống rượu sẽ giúp ngăn cản sự tấn công của cồn tới sức khỏe. Chuối giúp thanh lọc máu, nhuận phổi, giải rượu, đồng thời bổ sung lại một lượng kali dồi dào bị mất đi khi bạn say rượu, nôn mửa. Để vài trái chuối ngay bên giường cũng là một
bí quyết giải bia khi ngủ dậy.
10. Lòng trắng trứng gà
Ăn 2 lòng trắng trứng gà tươi cũng sẽ làm cho tình trạng của bạn khá hơn rất nhiều. Protein trong trứng gà sẽ làm giảm lượng chất cồn hấp thụ trong dạ dày, bên cạnh đó còn giúp bạn không bị bỏng niêm mạc dạ dày do rượu. Trứng cũng là 1 trong những món ăn giàu hàm lượng chất đạm.
11. Nước cơm
Nước cơm khi gặp lượng cồn trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, qua đó làm giảm lượng cồn hấp thụ vào người, hạn chế ảnh hưởng gây ra đối với sức khỏe.
12. Khổ qua
Bạn rửa sạch 2 trái khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng), bỏ hạt, cắt miếng và ép lấy nước uống. Tuy vị đắng khá khó uống nhưng khổ qua có tính mát sẽ giúp giải nhiệt, giải độc và làm dịu gan.
13. Dưa hấu
Dưa hấu có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu thường được áp dụng như một bài thuốc chữa say. Bạn có thể ăn dưa hấu tươi hoặc ép lấy nước uống đều có tác dụng.
14. Khoai lang
Bạn luộc chín một củ khoai lang, nghiền nhuyễn, trộn đều với đường và ăn. Cách này tương đối dễ thực hiện và khoai lang có vị ngọt tự nhiên rất dễ ăn.
15. Củ cải
Để thực hiện cách này bạn cần chuẩn bị 3 củ cải trắng cùng một ít đường. Củ cải trắng đem rửa sạch, giã chắt lấy nước, pha thêm chút đường cho dễ uống. Nước củ cải đường sẽ giúp bạn khử rượu lẫn mùi rượu còn bám lại trên người.
Người bị say rượu KHÔNG nên uống gì?
Nước tăng lực, nước ngọt có gas: Những loại thức uống này sẽ làm gia tăng hàm lượng carbon dioxide trong dạ dày, khiến bạn càng có nguy cơ ngộ độc rượu bia.Nước chanh, đồ uống chua: Đây là một sai lầm rất nhiều người mắc phải. Khi trong cơ thể vẫn còn một lượng rượu, nếu bạn đưa thêm vào những đồ uống có tính chua sẽ gây nôn thêm và tổn hại dạ dày do axit.Các loại thuốc và vitamin: Tự ý sử dụng thêm vitamin B1, B6, axit folic sau khi uống rượu có khả năng ảnh hưởng đến gan. Một số loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamon… có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm chảy máu đường tiêu hóa. Nếu cần thiết phải sử dụng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.Thuốc chống nôn: Không nên giữ lại những chất độc trong cơ thể vì sẽ gây áp lực cho gan. Các chất này tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Một số lưu ý khi chăm sóc người say rượu
Giữ người say ngồi hoặc nằm ở một vị trí cố định và có người trông chừng. Tốt nhất nên để họ ngồi, nếu phải nằm thì để họ nằm nghiêng hoặc cao đầu, không nằm sấp, tránh ngạt thở do sặc phổi.Không để người say lái xe, đi đứng một mình vì rất dễ ngã và chấn thương. Người bị ngộ độc rượu khi gặp chấn thương sẽ rất nguy hiểm.Không để người say đi tắm hoặc vào phòng tắm một mình.Gọi cấp cứu nếu thấy người say có những dấu hiệu ngộ độc rượu như: Ngất xỉu, hôn mê, môi và các đầu ngón tay tím tái, nôn ngay khi ngủ, tay chân lạnh và toát mồ hôi, mất nước, mạch nhanh. Ngoài ra bạn còn có thể kiểm tra nhịp thở, nếu họ thở chậm 8 lần/ phút thì có khả năng họ đã bị ngộ độc.
Mẹo để tránh say khi uống rượu bia
Ăn thức ăn có dầu mỡ trước khi uống: Lớp dầu mỡ này sẽ bám lại ở thành ruột như một lớp “áo” chống thấm, làm giảm thời gian chất cồn hấp thụ vào cơ thể.Không uống rượu bia khi bụng đói: Khi đang đói, cơ thể ở trong tình trạng thiếu chất và háo nước. Lúc này đưa rượu bia vào thì cơ thể sẽ hấp thụ nhanh hơn bao giờ hết, và bạn sẽ thấy mình say nhanh hơn bình thường.Uống kèm với nước lọc: Nước lọc đóng vai trò pha loãng nồng độ cồn nạp vào cơ thể.
Ngoài việc nắm được những cách giải rượu bia như trên, tốt nhất bạn vẫn nên làm chủ được tình trạng của bản thân, biết từ chối khi cần thiết, không tự ép bản thân phải uống quá nhiều. Uống nhiều rượu bia mang đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe lâu dài nên sử dụng cần có giới hạn và chừng mực.