Giáo án tin 6 vnen


Thể loại Giáo án bài giảng Tin học 6

Số trang 1

Loại tệp doc

Kích thước 0.31 M

Tên tệp tin hoc 6 vnen doc


TuÇn: 1

TiÕt: 1

Ngµy gi¶ng: …./..../2018

BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

1.      Mục tiêu bài học: Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:

    Hiểu được khái niệm thông tin và lấy được ví dụ cụ thể để minh hoạ thế nào là thông tin.

Bạn đang xem: Giáo án tin 6 vnen

    Chỉ ra được những vật mang tin hiện diện trong cuộc sống hàng ngày và thông tin mà chúng mang theo.

    Liệt kê được ba bước của hoạt động thông tin và cách thức con người thực

    Hiện ba bước đó thông qua các giác quan và bộ óc của mình.

    Nêu được ví dụ cụ thể minh hoạ về ba bước của hoạt động thông tin.

2.      Những kiến thức có liên quan đã biết

 Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: Kiến thức xã hội: Một số HS đã biết hoặc nghe nói về thông tin, Internet, máy vi tính.

3.      Yêu cầu về phương tiện dạy học

    Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.

    Một số hình ảnh về nội dung bài học.

    Máy tính và máy chiếu.

4.      Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

 

Hoạt động của HS

Định hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu

Khi HS kết thúc hoạt động

A. Hoạt động khởi động (10 phút)

Ý tưởng sư phạm:

HS lớp 6 (trừ những em ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số) đều đã nghe nói về Internet, về cuộc cách mạng thông tin,... nên ít nhiều đã biết rằng thời đại thông tin bùng nổ xuất hiện những thiết bị tân tiến, thời thượng như iPhone, iPad. Ví dụ về Pheidippides trong phần khởi động này nhằm giúp HS biết rằng:

-  Thông tin có giá trị cực kì to lớn.

-  Tuy cuộc cách mạng về thông tin mới diễn ra vài thập kỉ gần đây nhưng loài người đã trao đổi thông tin với nhau từ thủa sơ khai.

Kết quả mong đợi:

Phần khởi động giúp HS hiểu về tầm quan trọng của thông tin từ đó có hứng thú tìm hiểu những hoạt động tiếp theo. Ngoài ra hoạt động Khởi động cũng tích hợp đôi nét kiến thức Lịch sử thế giới cổ đại.

Hoạt động nhóm:

Đọc nội dung trong sách, sau đó tìm thêm ví dụ khác để minh hoạ về giá trị của thông tin.

GV thường xuyên giám sát, hướng dẫn, gợi ý, giải đáp thắc mắc nảy sinh và khuyến khích HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.

GV yêu cầu các nhóm báo cáo ví dụ tìm được, sau đó nhận xét.

Đáp án gợi ý:


Trong kinh tế, nếu sớm biết thông tin cổ đông có thể nhanh chóng mua những cổ phiếu có lợi hoặc bán đi những cổ phiếu yếu kém, nhờ thế sẽ có lợi nhuận lớn.

Nếu có thông tin sớm và chính xác về dự báo thời tiết thì người nông dân sẽ có những quyết định tốt hơn cho việc trồng trọt và thu hoạch, hạn chế được thiệt hại từ những thiên tai như mưa bão, nắng hạn, gió lốc.

Tỉ phú Mark Zuckerberg sáng lập mạng xã hội Facebook giúp mọi người trao đổi thông tin với nhau. Năm 27 tuổi khối tài sản của Mark Zuckerberg đã lên tới 17,5 tỉ USD.

 

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)

1. Khái niệm thông tin

Hoạt động cá nhân:

Đọc nội dung trong sách để tìm hiểu ba khái niệm: thông tin, vật mang tin và ngành Tin học.

GV quan sát, khi HS gặp khó khăn thì gợi ý để các em hiểu:

-    Thông tin là những hiểu biết về thế giới xung quanh.

-   Vật mang tin là những sự vật hiện tượng có hàm chứa thông tin, con người khi tiếp xúc hay quan sát vật mang tin thì sẽ thu nhận được thông tin trong đó.

Ghi nhận những thắc mắc mà nhiều em gặp phải để giải thích chung cho cả lớp.

GV giải thích thêm về mặt tên gọi:

"Tin" là "Thông tin", "học" là "khoa học", vì thế "Tin học" = "khoa học nghiên cứu về Thông tin".

Hoạt động cặp đôi:

(Bài tập số 1) HS trao đổi với nhau để tìm thông tin chứa trong vật mang tin, sau đó cử đại diện báo cáo.

Đây là bài tập tương đối dễ nhưng HS có thể trả lời sai do hiểu biết xã hội còn hạn chế hoặc không cẩn thận, ví dụ:

-  Đèn tín hiệu giao thông màu đỏ - Cách đi tới một địa điểm nào đó.

-  Lời giảng của cô giáo - Đến giờ vào lớp hay giờ giải lao.

GV đi quan sát từng nhóm, uốn nắn ngay những đáp án sai để nhóm đỡ tranh luận mất thời gian.

GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.

Đáp án: 1-e, 2-a, 3-h, 4-b, 5-c, 6-g, 7-f, 8-d.

2. Hoạt động thông tin của con người

Hoạt động cá nhân:

Quan sát hình vẽ để hiểu ba bước hoạt động thông tin, đọc ví dụ về người lái xe để củng cố kiến thức.

GV nhắc HS chú ý tìm hiểu hai khái niệm thông tin vào và thông tin ra.

GV nhắc HS đọc ví dụ về hoạt động thông tin của người lái xe để hiểu rõ về ba bước hoạt động thông tin.

Giải thích để các em hiểu: thông tin vào là thông tin thu nhận được, sau quá trình xử lí (suy nghĩ, suy luận, ra quyết định) thì con người có thông tin ra.

5. Tổng kết: (5 phút)

      Hướng dẫn về nhà:

       Em hãy quan sát một con vật trong gia đình mình và cho biết đâu là (thông tin vào, xử lí thông tin và thông tin ra).

       GV nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp cũng như của một số học sinh qua tiết học.


 

 

 

 

 

TuÇn: 1

TiÕt: 2

Ngµy gi¶ng: ….../..../2018

BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

1.      Mục tiêu bài học: Bài này trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:

    Biết Tin học là khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử.

    Bước đầu hiểu được nhiệm vụ của ngành Tin học.

2.      Những kiến thức có liên quan đã biết

    Khi học bài này, HS đã hiểu biết về: Kiến thức xã hội: Một số HS đã biết hoặc nghe nói về thông tin, Internet, máy vi tính.

3.      Yêu cầu về phương tiện dạy học

    Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.

    Một số hình ảnh về nội dung bài học.

    Máy tính và máy chiếu.

4.      Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HS

Định hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu

Khi HS kết thúc hoạt động

3. Thu nhận thông tin

(5 phút)

Hoạt động cặp đôi:

(Bài tập số 2) HS trao đổi để tìm lời giải sau đó cử đại diện báo cáo.

Ý tưởng sư phạm: hoạt động cá nhân ở trên mô tả khái quát

ba bước của hoạt động thông tin, hoạt động này (và hoạt động tiếp theo) tập trung giới thiệu về bước một: thu nhận thông tin.

Kết quả mong đợi: HS hiểu rõ giác quan nào phụ trách thu nhận dạng thông tin gì, qua đó củng cố lại kiến thức: thông

tin tồn tại dưới những dạng cơ bản là hình ảnh, âm thanh,

ngoài ra còn có mùi vị, cảm giác của làn da,...

Đây là bài dễ nên hầu hết các em sẽ làm được.

Đáp án: 1-c; 2-e; 3-a; 4-b; 5-d.

GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.

4. Hỗ trợ của máy tính

Trong việc thu nhận thông tin (5 phút)

Hoạt động cá nhân:

HS đọc thông tin trong bảng để thấy rằng giác quan của con người thua kém nhiều loài động vật khác, từ đó hiểu vì sao con người cần sự hỗ trợ của các công cụ trong việc thu nhận thông tin

Giải thích những thắc mắc

của HS (nếu có), ví dụ:

- Siêu âm: âm thanh tần số thấp hơn khả năng nghe thấy của tai người.

- Ống nhòm nhìn trong đêm quan sát các vật nhờ tia hồng ngoại mà chúng phát


 

 ra.

Với HS giỏi, GV có thể mở rộng: robot Curiositi khác những robot trong cuộc thi Robocon ở điểm nào? (tự hoạt động theo chương trình máy tính lập sẵn chứ con người không điều khiển trực tiếp vì khoảng cách xa nên thời gian gửi tín hiệu quá lâu).

 Hoả.

5. Xử lí thông tin (10 phút)

Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin.

Hoạt động cặp đôi:

 

Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này và hoạt động tiếp theo giới thiệu để HS hiểu hoạt động xử lí thông tin của con người diễn ra bằng công cụ gì, vì sao cần phải có sự trợ giúp của máy tính.

Kết quả mong đợi: HS hiểu được rằng nhu cầu xử lí thông tin của con người lớn hơn so với năng lực của chính họ, vì thế con người chế tạo ra máy tính để hỗ trợ.

(Bài tập số 3) HS đọc nội dung trong sách để hiểu rằng ngoài bộ não của bản thân thì con người cần thêm máy tính để hỗ trợ việc xử lí thông tin.

Điền vào các ô trống trong bảng. Cử đại diện báo cáo kết quả.

Nhắc HS:

-   HS quan sát ví dụ mẫu là trường hợp 1 để biết cách điền cho ba trường hợp còn lại.

-    Phải phân tích rõ thông tin vào là gì, thông tin ra là gì, quá trình xử lí diễn ra thế nào?

Đây là dạng câu hỏi mở, HS có thể đưa ra những đáp án khác nhau về cách diễn đạt nhưng nếu ý đúng thì vẫn được chấp nhận.

GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.

Đáp án gợi ý:


Hoạt động cá nhân:

Đọc để hiểu vai trò trợ giúp của máy tính đối với hoạt động xử lí thông tin của con người.

GV quan sát, khi HS gặp khó khăn thì tìm cách gợi ý để các em hiểu.

Giải thích cho HS hiểu sơ lược: mọi thông tin có thể chuyển thành các số, mọi công việc xử lí thông tin đều có thể chuyển thành các phép tính, vì thế tuy chỉ biết làm phép tính nhưng máy tính có thể thực hiện được mọi thao tác xử lí thông tin.

6. Lưu trữ và trao đổi

thông tin (5 phút)

Hoạt động cá nhân:

Đọc sách để hình dung khả năng lưu trữ khổng lồ của máy tính và sự hỗ trợ của nó đối với hoạt động trao đổi thông tin.

GV quan sát, khi HS gặp

khó khăn thì tìm cách gợi

ý để các em hiểu.

Lưu ý HS về khái niệm phần mềm, đây là khái niệm rất quan trọng, sẽ còn dùng nhiều trong các bài tiếp theo nên HS cần hiểu và nhớ.

Với những đối tượng HS giỏi

hoặc thạo máy tính, GV có thể

giải thích thêm để HS hiểu rằng đi đôi với khả năng lưu trữ khổng lồ thì khả năng truy xuất (tìm và lấy ra) của máy tính cũng rất nhanh chóng. Ví dụ như máy tìm kiếm Google, chỉ trong vài giây có thể tìm kiếm hàng triệu thư viện và nguồn lưu trữ.

C. Hoạt động luyện tập (10 phút)

Hoạt động cặp đôi:

(Bài tập số 4) HS trao

đổi với nhau để trả lời

câu hỏi, cử đại diện báo

cáo kết quả.

GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.

GV giải thích rằng hoạt động (B) là xử lí thông tin, còn (E)

là thu nhận thông tin.

Các hoạt động còn lại - ghi chép, chụp ảnh, ghi âm - đều là

hoạt động lưu trữ thông tin.

Đáp án: A, C, D.

Hoạt động cặp đôi:

(Bài tập số 5) HS Trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi, cử đại diện báo cáo kết

Không chỉ xác định đâu là

hoạt động trao đổi thông tin mà GV nên yêu cầu HS chỉ rõ ai/đối tượng nào chủ động gửi thông tin, còn ai/đối tượng nào nhận thông tin.

Xem thêm: Các Công Thức Giải Nhanh Trắc Nghiệm Hóa Học Vô Cơ, 10 Phương Pháp Giải Nhanh Trắc Nghiệm Hóa Học

GV yêu cầu HS báo cáo kết

quả và nhận xét.

GV giải thích rằng hoạt động

(C) là trao đổi giá trị vật chất (tiền bạc) chứ không phải trao đổi thông tin - vốn là thứ phi vật chất.


 quả.

Đáp án: A, B, D, E.

 

Hoạt động nhóm:

(Bài tập số 6) HS Trao đổi với nhau để trả lời

câu hỏi, cử đại diện báo

cáo kết quả.

GV gợi ý: bảng điểm gồm

tên các môn học và điểm trung bình.

Đáp án: A, B.

GV yêu cầu HS báo cáo kết

quả và nhận xét.

GV giải thích: dựa trên thông

tin vào là bảng điểm thì không

thể suy ra kết luận C và D, do

đó C và D không thể là thông

tin ra.

D. Hoạt động vận dụng (3 phút)

Chó mèo và các loại động vật, thậm chí cả một số loài côn trùng như ong cũng đều có khả năng trao đổi thông tin. Chó có thể diễn đạt và biểu thị thông tin tới chủ thông qua tiếng sủa và ngôn ngữ cơ thể (vẫy đuôi), với đồng loại chúng còn có thể sử dụng mùi cơ thể để đánh dấu lãnh thổ.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút)

Gợi ý ba ví dụ trong đó con người xử lí thông tin:

-  Theo nhóm: hoạt động theo nhóm mà HS đang tiến hành.

-  Mỗi người bắt buộc phải xử lí thông tin một cách độc lập trong một khoảng thời gian ấn định sẵn: HS làm bài kiểm tra 45 phút.

-  Cá nhân xử lí thông tin với sự trợ giúp của máy tính: chơi game trên máy tính.

1.      Tổng kết: (5 phút)

      Hướng dẫn về nhà:

       Em về nhà suy nghĩ và cho biết những hoạt động sau đây hoạt động nào là lưu trữ thông tin, hoạt động nào là trao đổi thông tin và đâu là thông tin ra?

+ Bố em ghi lại số lượng ngô hôm nay gia đình thu hoạch được.

+ Mẹ em trao đổi với bác hàng xóm về tình hình vụ lúa hÌ thu năm này thu hoạch được.

+ Mẹ em quan sát bảng điểm các môn học của em và thấy học kì II em có tiến bộ hơn học kì I .

       GV nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp cũng như của một số học sinh qua tiết học.

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TuÇn: 2

TiÕt: 3

Ngµy gi¶ng: …./..../2018

BÀI 2. CÁC DẠNG THÔNG TIN

 

1.      Mục tiêu bài học: Trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:

     Nhớ và liệt kê được những dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh và âm

 thanh.

     Hiểu được rằng không chỉ nội dung mà cách biểu diễn thông tin cũng quan trọng không kém.

2.    Những kiến thức có liên quan đã biết: HS đã hiểu biết về:

     Thông tin có giá trị quan trọng đối với con người.     Thông tin gồm nhiều dạng, mỗi dạng được con người thu nhận qua một giác quan tương ứng, ví dụ mắt thu nhận hình ảnh, tai nghe âm thanh.

3.      Yêu cầu về phương tiện dạy học

     Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.     Một số hình ảnh về nội dung bài học.     Máy tính và máy chiếu.

4.      Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HS

Định hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu

Khi HS kết thúc hoạt động

A. Hoạt động khởi động (10 phút)

Ý tưởng sư phạm:

Qua bài trước HS đã biết thông tin có thể tồn tại dưới dạng hình ảnh và âm thanh, trong đó văn bản là vật mang tin đặc biệt (chỉ người biết chữ mới hiểu). Hoạt động này nhằm giúp HS làm quen và phân biệt ba dạng biểu diễn thông tin cơ bản là văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Kết quả mong đợi:

HS hiểu được, dưới góc độ thông tin, từ "OÁI !" trong tranh là văn bản, không phải là âm thanh. Từ đó dẫn dắt HS tới thắc mắc và suy nghĩ về những dạng tồn tại của thông tin trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động cặp đôi:

(Bài tập số 1) HS trao đổi

với nhau để xác định dạng biểu thị của thông tin trong truyện tranh, sau đó cử đại diện báo cáo.

Đặt câu hỏi cho HS:

- Hình vẽ chú mèo Doraemon là dạng thông tin gì?

- Từ "OÁI !" trong tranh có phải âm thanh không?

Nếu có HS chọn đáp án “Không theo ba dạng trên” (ví dụ: kí hiệu, chữ viết tiếng Nhật,…) thì GV giải thích rằng thực chất chúng cũng là hình ảnh hoặc văn bản mà thôi.

GV yêu cầu HS quả và nhận xét.

Đáp án:

      Văn bản.

      Hình ảnh.

Khẳng định rằng thông tin trong truyện tranh chỉ tồn tại dưới hai dạng là văn bản và hình ảnh, không có âm thanh. Đài, tivi mới truyền thông tin qua âm thanh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)

1. Ba dạng tồn tại chính của thông tin

HS lớp 6 còn bé nên hiểu biết xã hội còn hạn chế, có thể có nhiều thắc mắc. GV cần lắng nghe để giải thích cặn kẽ cho HS hiểu.

GV giải thích để HS hiểu rằng văn bản, hình ảnh và âm thanh là những dạng thông tin quan trọng nhất, thông tin chúng ta thu nhận được hầu hết đều tồn tại dưới những dạng


Hoạt động cá nhân:

Đọc nội dung trong sách để biết ba dạng tồn tại chính của thông tin.

 

 này.

Hoạt động cặp đôi:

(Bài tập số 2) HS điền vào chỗ trống, sau đó cử đại diện báo cáo

GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.

GV hướng dẫn các em phân biệt thông tin và vật mang tin. Đề mở nên đáp án chỉ là gợi ý, HS có thể có những cách diễn đạt khác, nếu đúng thì GV vẫn tán thành hơn nữa cần khích lệ.

Ví dụ: đèn giao thông ở các nước phát triển có cả loa để người khiếm thị cũng có thể đi qua đường.

Đáp án gợi ý:

Trường hợp

Vật mang thông tin dưới dạng văn bản

Vật mang thông tin dưới dạng hình ảnh

Vật mang thông tin dưới dạng âm thanh

Bài học hàng ngày ở lớp.

Các dòng chữ trong sách vở.

Những hình vẽ trong sách.

Lời giảng bài của cô giáo.

Một trận đấu bóng đá phát trên TV.

Tên đội bóng, tỉ số hiện giờ, thời gian của hiệp đấu.

Những hình ảnh về trận đấu.

Lời của bình luận viên, những âm thanh của trận đấu.

Cuốn truyện tranh Doremon.

Lời thoại của nhân vật (những câu đối đáp, lời trò chuyện).

Các hình vẽ.

Không có.

Đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư.

Khôg có.

Đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng.

 

Không có.

1.      Tổng kết: (5 phút)

      Hướng dẫn về nhà:


Em về nhà suy nghĩ và cho biết những trường hợp sau đây vật mang tin là gì

+ Các dòng chữ trong bài tập làm văn của em.

+ Thầy giáo đưa bản vè ngôi nhà trong tiết học môn công nghệ.

+ Thầy giáo chiếu một đoạn video về mô hình trường học mới

- GV nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp cũng như của một số học sinh qua tiết học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

2. Biểu diễn thông tin

trong máy tính

Hoạt động cá nhân:

Đọc nội dung trong sách

để hiểu thông tin bên trong

máy tính được biểu diễn

dưới dạng dãy bit.

GV giải thích để HS hiểu rằng:

- Bit là đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin. Bit nhỏ tới mức

phải dùng tới 16 bit mới biểu thị được một chữ cái (trong

bộ mã UNICODE 16 bit).

- Bên trong máy tính thì thông tin được biểu diễn dưới

dạng các bit.

- Thông tin vào (văn bản, âm thanh, hình ảnh) được biến

đổi thành dãy các bit. Sau khi máy xử lí xong, thông tin

kết quả dưới dạng các dãy bit lại được biến đổi trở về

dạng ban đầu (văn bản, âm thanh, hình ảnh).

Để làm cho HS không thấy bối rối, GV không nên:

- cố gắng giải thích về khái niệm bit, ví dụ như nói rằng

"bit là lượng thông tin biểu thị cho 1 trong 2 khả năng...".

- đề cập tới hệ đếm nhị phân.

TuÇn: 2

TiÕt: 4

Ngµy gi¶ng: …./..../2018

BÀI 2. CÁC DẠNG THÔNG TIN

 

 

1.      Mục tiêu bài học: Trang bị cho HS những kiến thức và năng lực sau:

     Biết khái niệm bit, byte, KB, MB, GB.     Biết máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng dãy bit.

2.    Những kiến thức có liên quan đã biết: HS đã hiểu biết về:

     Thông tin có giá trị quan trọng đối với con người.     Thông tin gồm nhiều dạng, mỗi dạng được con người thu nhận qua một giác quan tương ứng, ví dụ mắt thu nhận hình ảnh, tai nghe âm thanh.

3.      Yêu cầu về phương tiện dạy học

     Tài liệu Hướng dẫn học Tin học lớp 6 – Mô hình trường học mới.     Một số hình ảnh về nội dung bài học.     Máy tính và máy chiếu.

4.      Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

 

Hoạt động của HS

Định hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu

Khi HS kết thúc hoạt động

3. Các đơn vị đo thông tin

(5 phút)

Hoạt động cá nhân:

Đọc nội dung trong sách

để biết tên và giá trị của các đơn vị đo thông tin: byte, KB, MG, GB.

GV chỉ yêu cầu HS nhớ rằng:

- giống như bit, byte cũng là một đơn vị thông tin.

- KB xấp xỉ một nghìn byte.

-  MB xấp xỉ một triệu byte.

-  Giga xấp xỉ một tỉ byte.

- cách phát âm tên các đơn vị: byte, KB, MB, GB.

Ở lớp 6 HS mới bắt đầu học về lũy thừa, vì thế GV không nên yêu cầu HS nhớ chính xác rằng Kilo = 210 = 1024 mà chỉ nhớ rằng byte, KB, MB, GB đơn vị sau gấp khoảng một ngàn lần đơn vị trước.