Người ta thường nói “Sức chịu đựng của con người có giới hạn”, mà đâu chỉ riêng con người, vạn vật đều giống như thế. Cái gì cũng “một vừa hai phải” thôi, căng quá thể nào cũng bị vỡ cho mà xem. Tục ngữ có câu “Con giun xéo lắm cũng quằn” mà. Khi mọi chuyện đạt đến giới hạn thì tự nhiên sẽ sinh ra những phản ứng khiến người ta phải bất ngờ.
Bạn đang xem: Con giun xéo lắm cũng quằn
Câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn” cũng không còn xa lạ gì nữa với người dân Việt Nam, thậm chí nó còn được sử dụng với tần suất rất thường xuyên. Con giun thường rất thẳng nhưng nếu chúng ta cứ mãi chọc ghẹo, giày xéo nó thì cũng sẽ đến lúc nó không chịu nổi mà quằn mình lại. Giống như con người, vượt qua giới hạn lại sẽ như biến thành một người khác.
“Con giun xéo lắm cũng quằn”
Có những người bình thường rất hiền lành, ít nói và thậm chí là như vô hình. Tại sao nói như vậy? Vì họ luôn lầm lũi, lặng lẽ và không có sức sát thương đối với ai. Chúng ta gần như quên mất sự tồn tại của họ và quên luôn cảm xúc của họ. Để đến một ngày, mọi chuyện dần đi quá giới hạn thì những nhân vật đó lại trở nên thay đổi khiến bạn ngạc nhiên. Trước mắt chúng ta, họ như một người khác, một người mình chưa quen.
Có thể bạn quan tâm “Không có lửa làm sao có khói”
Thật ra, đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống, một quy luật “bất di bất dịch” mà thôi. Quả bóng căng quá sẽ bị nổ, tờ giấy vò nát cũng chẳng thể phẳng phiu lại như ban đầu và lòng người đã mất niềm tin thì cũng không cách nào lấy lại được,….Chúng ta phải chấp nhận và xem nó như một phần của cuộc sống.
Người nông dân ngày xưa mang thân phận được xem là thấp nhất, có thể nói là dưới đáy của xã hội. Họ đã chịu biết bao vất vả, cay đắng và tủi nhục để sống và đấu tranh. Sống không riêng vì bản thân mình mà còn là vì những người mình thật sự yêu thương. Đã từng có lúc nghĩ sẽ sống mãi một đời lầm lũi như thế, nhưng khi mọi sự chịu đựng đạt đến giới hạn, họ đã vùng lên. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, bị áp bức mãi cũng khiến con người ta không thể chịu được nữa và đấu tranh là kết quả tất yếu mà thôi.
Nàng Mị của cụ Tô Hoài lại là một minh chứng sống nữa. Một người con gái đang độ tuổi xuân thì mơn mởn, một “ngôi sao” của núi rừng được biết bao người vây quanh. Thế mà, Mị phải chịu cảnh như vậy đấy. Cứ ra vào trong cái phòng tối om, đem cô đơn làm người bạn quanh quẩn suốt ngày đêm. Định kiến và hủ tục xưa cũ đã biến người con gái trở nên đáng thương đến độ nào. Bao nhiêu lần, Mị muốn ăn lá ngón để tan biến rồi quên hết tất cả nhưng thôi, có chi mà coi rẻ mạng mình như vậy. Quyết định giải cứu và chạy theo A Sử có lẽ là một bất ngờ khó có thể tin được. Điều gì thôi thúc cô gái núi rừng trầm lặng làm nên một chuyện táo bạo như thế.
Mị không đơn thuần là một cô gái bình thường, Mị đại diện cho tất cả các cô gái khác. Khi giới hạn bị phá vỡ, họ sẽ phải làm một điều gì để thoát khỏi những khổ đau. Có sao đâu vì con người chúng ta, ai chẳng mong mong hạnh phúc….
Xem thêm: Cách Pha Sữa Milo Ngon Như Ý, Cách Pha Nestlé Milo Bột Ngon Như Ý
Lại nói đến chuyện “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Tại sao có những người bình thường trông rất vô hại mà khi tức giận lên, chúng ta lại thấy họ đáng sợ đến như vậy. Bởi vì sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó cả, “tức nước vỡ bờ” thôi.
“Con giun xéo lắm cũng quằn”
Đi làm nhân viên mới bị nhân viên cũ ức hiếp, sai vặt, tranh công,…nếu chúng ta cứ mãi chịu đựng và an phận thì tình trạng này sẽ không đi đến hồi kết. Mà con người ai cũng có cảm xúc, đâu ai chịu nổi mình bị áp bức hoài. Cũng đến một ngày, họ vùng dậy và chống trả một cách bất ngờ. Đi học bị ức hiếp, đi làm bị xem nhẹ, ra xã hội bị coi thường,…nếu cuộc đời cứ tệ bạc với chúng ta như vậy thì ai cho mình lương thiện? Chúng ta buộc phải chống lại xã hội này mà thôi.
Và việc trở thành mạnh mẽ và cứng rắn là điều không thể tránh khỏi. Đừng quá hiền lành và tin người, cái giá của sự lương thiện không đáng bao nhiêu đâu? Sống vì mình không có gì là xấu, đừng hại đến ai đã tốt rồi. Bảo vệ bản thân cũng là một trong những bản lĩnh mà chúng ta cần rèn luyện.
Nói thật, tôi cảm thấy mình là người rất hiền lành, rất giỏi nhẫn nhịn. Nhưng đôi khi, nhẫn nhịn quá mức khiến bản thân trở nên yếu đuối và nhu nhược.
Lúc nhỏ đi học, tôi thường bị bạn bè bắt nạt, lợi dụng mình làm cái này cái kia. Lúc đó, tôi quá ngây thơ để nhận ra sự dối trá từ trong ánh mắt lẫn lời nói của họ. Lúc mới lên thành phố học, vẫn giữ cái thái độ thân thiện như vậy mà đem vào chỗ làm thêm. Nhưng hỡi ơi, người tốt thì ít mà kẻ xấu lại quá đỗi nhiều. Tôi vui vẻ vì cảm thấy được đối xử tốt, tôi nguyện ý giúp đỡ mọi người vô điều kiện nhưng đâu biết điều gì đang ở sau lưng mình. Những lời nói xấu, bịa đặt đến trắng trợn làm tôi chợt tỉnh mộng ra. Có ai tự dưng tốt với mình đâu chứ.
Tôi vẫn tin vào những người tốt ở trên đời nhưng lại trở nên sống rất sòng phẳng. Ai như thế nào thì mình thế ấy, tốt hay xấu do người đối diện mà ra. Tất nhiên rằng, lúc ban đầu tôi luôn tử tế. Nhưng sau vài lần nhận ra tấm lòng của mình không được trân trọng thì sẽ thôi. Sống trên đời, cốt để vui vẻ là đủ.
Vạn vật trên đời đều có giới hạn, khi bạn chạm đến điều đó, bạn sẽ bất ngờ. Vậy nên, cái gì cũng nên vừa phải, đừng để quá sẽ không tốt. Làm việc gì cũng phải suy nghĩ, đừng để bản thân phải hối hận vì những chuyện đã xảy ra mà mình không thể làm gì khác được.