Ban chuẩn hoá các bài võ lần này gồm PGS.TS. Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam; Võ sư Lê Kim Hoà, Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban chuyên môn Liên đoàn; Ông Đặng Danh Tuấn, Tổng thư ký Liên đoàn, Phó trưởng ban; Võ sư Trương Văn Bảo, Phó Tổng thư ký Liên đoàn và võ sư Nguyễn Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành.
Bạn đang xem: Chuẩn hóa 13 bài quyền quy định võ cổ truyền việt nam phần 3
Ban chuẩn hoá họp bàn đưa ra những tiêu chí về thống nhất nét kỹ thuật, quy chuẩn cụ thể số động tác trong từng câu thiệu và tổng thể của bài quyền. Chú ý biên độ động tác. Tốc độ nhanh, chậm, trung bình hợp lý. Sức mạnh thể hiện được nét nhu, cương, cường, nhược theo kỹ thuật của bài võ, nhất là đặc trưng của từng loại binh khí. Điểm dừng và thời gian dừng sau một loạt các động tác kỹ thuật (chiêu thức - chuỗi động tác kỹ thuật, tuỳ theo động tác kỹ thuật, nghiên cứu câu thiệu dài, ngắn mà điểm dừng phải khác nhau), điều này sẽ làm cho tiết tấu bài quyền trở nên sinh động. Quy định thời gian diễn quyền nhưng cho phép dung sai tính theo giây.Võ thuật có câu: “Thân - thủ - nhãn pháp, khí - kình - thần”. Thân thủ gọi chung các phần căn bản như tấn pháp, bộ pháp, thân pháp, thủ pháp, cước pháp và nhãn pháp là những phần mà mắt thường trông thấy. Còn khí, kình, thần là phần bên trong nhưng phải thể hiện sống ra bên ngoài để bài võ có giá trị. Khí, kình hỗ trợ cho kỹ thuật; “thần” làm sống cái “hồn” của bài quyền. Thần xuất ư nhãn trung và độ cương, nhu, nhanh, chậm của kỹ thuật cũng giúp cho bài quyền sống động. Bái tổ bài quyền không vội vàng, hấp tấp, mà tập trung thành ý, thanh thoát, trang nghiêm. Cấm tuyệt đối các vận động viên không được biến tấu bài võ quy định.
Hoạt động khác
Xem thêm: Bức Tranh Toàn Cảnh Ngành Thực Phẩm Việt Nam : Nhiều Tiềm Năng Phát Triển
Hoạt động nổi bật
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam