Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1969, sau 10 ngày và 10 cuộc tấn công đẫm máu, lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng giành được Cao điểm 937 (Hill 937) ở miền Nam. Những người Mỹ tham chiến đã gọi Cao điểm 937 là “Đồi Thịt Băm” (Hamburger Hill) bởi vì tỷ lệ thương vong quá lớn trong chuỗi trận đánh này khiến họ liên tưởng đến một chiếc cối xay thịt.
Bạn đang xem: Chien tranh viêt nam
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tháng 07/1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson cử hai cố vấn chủ chốt của mình, Clark Clifford và Tướng Maxwell Taylor, đến Australia và New Zealand trong một nhiệm vụ khẩn cấp. Khi ấy, biểu tình đang diễn ra rầm rộ trên khắp các đường phố và trong khuôn viên nhiều trường đại học Mỹ. Phe chủ chiến và chủ hòa liên tục đối đầu tại Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara dự định từ chức, ngấm ngầm thừa nhận rằng chính sách Việt Nam của mình đã thất bại.
Giữa tình trạng hỗn loạn này, Tướng William C. Westmoreland lại yêu cầu lượng quân tiếp viện đáng kể, khoảng 400.000 người vào đầu năm. Để nhận được cái gật đầu tăng quân số từ một Quốc hội ngày càng chống đối, Johnson phải chứng minh rằng các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nền dân chủ như Australia và New Zealand vốn sẽ tự trang trải kinh phí, đã sẵn sàng thực hiện cam kết của mình. Như lời Clifford nói với chính phủ New Zealand, “chỉ cần một binh sĩ New Zealand cũng có thể giúp tăng thêm 50 lính Mỹ.” Continue reading “Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1970, tại Kent, Ohio, 28 Vệ binh Quốc gia đã xả súng vào một nhóm người biểu tình chống chiến tranh trong khuôn viên Đại học Kent State, giết chết 4 sinh viên, khiến 8 người khác bị thương và 1 người bị liệt vĩnh viễn. Thảm kịch này được xem là dấu mốc rất quan trọng đối với một quốc gia đang bị chia rẽ bởi cuộc xung đột ở Việt Nam, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy phong trào phản chiến.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Đầu những năm 2000, khi tôi còn làm việc ở Lầu Năm Góc, các cựu binh bị thương trên chiến trường Iraq và Afghanistan thường xuyên đi xe buýt đến Bệnh viện Walter Reed ở Đông Bắc Washington, D.C., để nhận huy chương. Thật đau lòng khi phải chứng kiến những người đàn ông và phụ nữ trẻ này, nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn mất đi mắt, tay, chân hoặc thậm chí tứ chi, được đẩy trên những chiếc xe lăn trong tòa nhà.
Là một nhà sử học quân sự được đào tạo chuyên về Chiến tranh Việt Nam, tôi không thể không nghĩ về cuộc chiến ấy khi nhìn các cựu binh từ từ đi xuống dọc hành lang Lầu Năm Góc. Và tôi không phải là người duy nhất. Nhiều cái tên nổi bật trong chính phủ, quân đội và truyền thông đã đem những cuộc chiến mới này so sánh với Chiến tranh Việt Nam, và thật ngạc nhiên khi có nhiều người cho rằng bài học thuở xưa chứa đựng hy vọng về một chiến thắng ở Iraq. Continue reading “Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm mươi năm trước – và cũng là một năm trước khi ông bị ám sát – Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã có bài phát biểu nặng chất chính trị nhất đời mình tại Nhà thờ Riverside ở khu Upper Manhattan. Đó là một cuộc tấn công mạnh mẽ nhắm vào cách thức vận hành chiến tranh của chính phủ tại Việt Nam, so sánh các chiến thuật của Mỹ với chiến thuật của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.
Bài phát biểu đã vấp phải sự lên án rộng rãi từ mọi thành phần chính trị, bao gồm cả chính New York Times. Nhiều lãnh đạo dân quyền, những người ủng hộ cuộc chiến và đang cố gắng níu giữ Tổng thống Lyndon B. Johnson làm đồng minh chính trị, đã dần xa lánh vị mục sư. Continue reading “Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Một vài bản tin truyền hình về cuộc chiến quả là đáng lo ngại, chẳng hạn như câu chuyện theo sau phần giới thiệu của Reynold – hình ảnh về một nỗ lực điên cuồng nhưng vô ích nhằm cứu mạng sống của một lính thủy quân lục chiến trong trận đánh tại Cồn Tiên, gần khu phi quân sự.
Reynold tuyên bố rằng các nhà báo có trách nhiệm đưa tin về Chiến tranh Việt Nam cùng “tất cả những điều kinh khủng của nó,” nhưng mục tiêu của họ không phải là gây sốc cho người xem, cũng không phải để tạo ra thứ tin tức giật gân. Thay vào đó, Reynold tin rằng câu chuyện tối hôm ấy cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa những người lính Mỹ đang cùng chiến đấu ở Việt Nam. Continue reading “Vai trò của truyền hình trong diễn biến Chiến tranh Việt Nam”
Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tại Mỹ, đợt tấn công, được gọi là trận Tết Mậu Thân, thường được nhớ đến như một bước ngoặt tâm lý, thời điểm mà Tổng thống Johnson được cho là đã đánh mất niềm tin của phát thanh viên đài CBS, Walter Cronkite – và nói rộng hơn, là niềm tin của toàn thể công chúng Mỹ. Thật vậy, dù phe Cộng sản bị tổn thất đáng kể về nhân lực và tinh thần, mâu thuẫn giữa những lời hứa hão huyền của giới chức Mỹ và hình ảnh cuộc tấn công đẫm máu xuất hiện trên truyền hình đã chẳng bao giờ được hóa giải. Tuy nhiên, tác động chính trị của Tết Mậu Thân lên Việt Nam Cộng hòa cũng giữ vai trò quan trọng không kém trong việc xác định kết quả sau cùng của cuộc chiến. Continue reading “Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1973, lệnh ngừng bắn chính thức bắt đầu có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng, giờ Sài Gòn (tức nửa đêm ngày 27/01 giờ GMT).
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter đã quyết định ân xá vô điều kiện cho hàng trăm nghìn người đàn ông trốn nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh Việt Nam.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Trong ký ức của chúng ta, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu từ thời chính quyền Kennedy. Nhưng thực ra cội nguồn của nó còn xa hơn nhiều, đi ngược về thời kỳ Thế chiến II, và về với cuộc cách mạng Việt Minh của Hồ Chí Minh nhằm chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
Là một phần của chính sách rộng lớn hơn – nhưng lại sai lầm – nhằm “ngăn chặn” cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã hỗ trợ người Pháp chống lại Việt Minh do Cộng sản lãnh đạo, chi trả gần 80% chiến phí vào năm 1953. Chiến tranh kết thúc vào năm 1954, và đất nước Việt Nam bị chia cắt ở vĩ tuyến 17, chờ đợi một kỳ tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Continue reading “Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân”
Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Khi tôi đến Việt Nam vào cuối tháng 12/1967, tôi đã nghĩ chúng ta có thể sẽ thắng trong cuộc chiến. Tướng William Westmoreland, chỉ huy của Mỹ tại Sài Gòn, vừa có bài phát biểu tại Washington nói rằng hồi kết đang dần “xuất hiện.” Với tư cách là một đại úy Lục quân 25 tuổi được chỉ định làm trợ lý đặc biệt của Westmoreland, tôi sẽ xử lý thông tin tình báo tuyệt mật cho ông, cũng như các thông tin liên lạc riêng tư nhạy cảm mà chúng tôi gọi là “kênh sau” (back channel).
Sau vài tuần đầu tiên, sự cảnh giác cao độ của tôi trước những hành động của kẻ thù bắt đầu giảm dần. Một tối đầu tháng Giêng, các đồng nghiệp từ văn phòng chở tôi vào trung tâm thành phố, dọc theo những đại lộ rợp bóng cây đã tạo nên kiến trúc thuộc địa Pháp của Sài Gòn, đến Khách sạn Continental cổ kính. Ở đó, dưới những chiếc quạt chầm chậm lượn vòng phía trên mái hiên trang nhã, chúng tôi nhìn về phía quảng trường đông đúc nhộn nhịp và nhấm nháp từng ngụm rượu, thi thoảng bị giật mình bởi tiếng pháo ầm ầm từ xa, nhắc nhở chúng tôi rằng cuộc chiến vẫn đang diễn ra bên ngoài thành phố. Continue reading “Tôi đã thấy gì trong trận Tết Mậu Thân?”
Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Thật ra mọi chuyện khá rõ ràng: Ông đã bị sa thải. Nhưng ông không phải người duy nhất bối rối. Bối cảnh mà McNamara rời khỏi Lầu Năm Góc quả thật mơ hồ – và sự mù mờ ấy nói lên nhiều điều về McNamara, về Johnson và chính trị trong nước trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam”
Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Khi máy bay của tôi đến bờ biển Việt Nam vào lúc hoàng hôn, người ta đang đốt các bụi cây, như mọi khi họ vẫn làm vào mùa khô. Máy bay dần hạ cánh xuống Sài Gòn, tôi có thể thấy đám cháy ngay bên dưới, và thật ngây thơ, tôi nghĩ mình đang chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh.
Tôi chưa bao giờ đặt chân đến Châu Á, cũng chưa từng ở trong vùng chiến sự. Tôi là loại “xanh non” hết mức có thể, nhưng giờ đã sắp trở thành phóng viên chiến trường cho văn phòng tạp chí Time tại Sài Gòn. Hạ cánh giữa cảnh hỗn loạn của sân bay Tân Sơn Nhất trong một đêm nóng nực, nhớp nháp mồ hôi của tháng 03/1967, tôi thấy những ngọn lửa chập chờn, những vòng tròn cháy rực, thắp sáng bầu trời đêm, tôi đã không biết tại sao. Tôi nghĩ chắc là sân bay đang bị tấn công. Continue reading “Tôi đã thấy gì ở Việt Nam? Góc nhìn một phóng viên chiến trường”
Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Những thành viên của Hệ phái Tin lành Mennonite vẫn luôn từ chối tham gia chiến tranh trong gần 500 năm qua. Lớn lên trong một cộng đồng Mennonite nhỏ nằm ở Thung lũng Shenandoah của Virginia, nơi mọi người đã từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự kể từ thời Nội chiến, trở thành một người phản đối có lương tri chống Chiến tranh Việt Nam dường như là một lựa chọn dễ dàng đối với tôi.
Xem thêm: 5 Kỹ Thuật Nấu Ăn Cơ Bản : 10 Bí Quyết Nấu Ăn Cơ Bản Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
Tuy nhiên, vẫn còn một quyết định khó khăn hơn: Vậy đâu sẽ là nơi tôi thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế của mình? Giống như 170.000 thanh niên trong thời chiến, tôi buộc phải phục vụ đất nước. Nhiều người trong số chúng tôi đã làm việc tại các bệnh viện hoặc trường học. Bản thân tôi, vào năm 1966, đã chọn Ủy ban Trung ương Mennonite ở Tam Kỳ, Nam Việt Nam, vùng đất nằm ngay giữa chiến trường. Continue reading “Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam”
Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tôi đã học được bài học cay đắng trong Chiến tranh Việt Nam, rằng khi tình báo bị bỏ qua, sẽ có người phải thiệt mạng. Tôi dành phần lớn thời gian cuộc chiến trong hàng ngũ Cục An ninh Quốc gia (NSA), thường là bí mật. Hết lần này đến lần khác, tôi và các đồng nghiệp của mình cảm thấy chúng tôi chính là Cassandra, công chúa thành Troy có năng lực tiên tri nhưng lại bị nguyền rủa để không một ai tin lời nàng. Một ví dụ là Trận Đắk Tô.
Đến thời điểm năm 1967, phần lớn giao tranh ở miền Nam Việt Nam đều tập trung ở Tây Nguyên, khu vực miền núi dọc biên giới Lào – Campuchia bao gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku và Đắk Lắk. Lực lượng quân sự Mỹ đã bị lôi kéo đến khu vực này vì hai lý do. Continue reading “Trận Mậu Thân có thực sự là một bất ngờ?”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Giữa tháng 04/1966, tôi đến Sài Gòn với tư cách là giám đốc văn phòng mới của đài NBC. Công việc của tôi, nóimột cách đơn giản, là cung cấp cho NBC News một câu chuyện dài bất tận về cuộc chiến. Tôi hiểu rằng sẽ chẳng tài nào được thảnh thơi, chẳng thể có ngày nào được xả hơi khi những câu chuyện cứ ào ào đổ về văn phòng.
Việt Nam là nơi đầu tiên mà chiến tranh được truyền hình thực sự; không thể tách rời cuộc chiến với những phương tiện giúp hàng triệu người Mỹ trải nghiệm nó. Để hiểu chiến tranh, người ta cần hiểu cách mà NBC – cũng như các đồng nghiệp của chúng tôi tại CBS và ABC – đã định hình câu chuyện mà họ kể. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến đầu tiên được truyền hình”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Chiến dịch được tiến hành dựa trên giả định rằng dân làng Mỹ Lai sẽ đi chợ vắng nhà. Đại úy Medina đã lên kế hoạch càn quét khắp khu vực, ra lệnh cho người của mình phá hủy mọi thứ và giết bất cứ ai chống cự. Đến cuối ngày, lính Mỹ đã giết khoảng 349 đến 504 phụ nữ, trẻ em và người già Việt Nam không được vũ trang, đồng thời hãm hiếp 20 phụ nữ và trẻ em gái, một vài trong số đó chỉ mới 10 tuổi. Continue reading “Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Lược dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Mùa xuân năm 1967, khi ấy tôi đang là cậu trung úy 22 tuổi của Lực lượng Đặc nhiệm đóng tại một căn cứ nằm trên một đỉnh đồi ở Việt Nam, gần biên giới với Campuchia. Những người lính bên cạnh tôi là người Thượng, một tộc người sống ở vùng cao, khác với người Kinh ở miền xuôi. Hầu như ai trong số này cũng là thành viên của một tổ chức phiến quân tên gọi Fulro, viết tắt tiếng Pháp của Front unifié de lutte des races opprimée hay Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, với mục tiêu đuổi người Kinh ra khỏi vùng cao nguyên. Căn cứ của tổ chức là một nơi nào đó bên kia biên giới. Continue reading “Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Richard Nixon đã chính thức chấp thuận cho lính tác chiến của Mỹ phối hợp với các đơn vị của Việt Nam Cộng hòa tấn công các căn cứ của lực lượng cộng sản ở Campuchia.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1975, trong một bài phát biểu tại Đại học Tulane, Tổng thống Gerald Ford nói rằng Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với Mỹ. “Hôm nay, người Mỹ có thể lấy lại cảm giác tự hào đã từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng sẽ không thể đạt được điều đó nếu chúng ta quay trở lại chiến đấu trong cuộc chiến.” Đây là tin xấu đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, những người đang tuyệt vọng cầu xin sự hỗ trợ từ Mỹ khi Bắc Việt bao vây Sài Gòn trong cuộc tấn công cuối cùng nhắm vào thủ đô.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1975, cuộc không vận mà người Mỹ thực hiện nhằm đưa trẻ mồ côi Việt Nam đến Mỹ đã kết thúc sau khi 2.600 trẻ hạ cánh an toàn trên đất Mỹ.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.
Biên dịch: Trần Mẫn Linh
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1962, Không quân Hoa Kỳ đã phát động Chiến dịch Ranch Hand, với “kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm chống tiếp cận khu vực” (modern technological area-denial technique), được thiết kế để phơi bày mọi đường lộ và đường mòn mà lực lượng Việt Cộng sử dụng.
Biên dịch: Trần Mẫn Linh
Biên dịch: Trần Mẫn Linh
Vào ngày này năm 1971, lần đầu kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris bắt đầu vào tháng 05/1968, hai bên từ chối ấn định một cuộc họp khác để tiếp tục đàm phán.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1964, Huân chương Danh dự (Medal of Honor) đầu tiên được trao cho một quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam được trao cho Đại úy Roger Donlon ở Saugerties, New York, vì hành động anh hùng của anh này hồi đầu năm.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ký ức ấy ám ảnh Bill Carpenter tận 50 năm sau khi ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Chập tối, một lão nông mặc áo trắng vừa lùa đàn vịt qua sông Vệ thì bất ngờ gặp phải trung đội của Carpenter – đơn vị được biết đến với cái tên Mãnh Hổ (Tiger Force). Ông già sợ hãi la lên. Những gã lính giận dữ quát ông im miệng, nhưng ông không thể.
Phát súng khiến ông lão ngã xuống là thứ đến giờ vẫn khiến Carpenter choàng tỉnh lúc nửa đêm.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Carpenter, cựu chuyên gia Lục quân Hoa kỳ, thú nhận, “Chẳng có lý do gì để giết ông ấy cả.” Continue reading “Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam”
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1965, trong một phần của sự kiện gọi là Trận Thung lũng Ia Đrăng, một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh của Mỹ đã bị Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 66 Bắc Việt phục kích. Trận đánh bắt đầu vài ngày trước đó khi Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 Kỵ binh đối đầu một lực lượng lớn của Bắc Việt tại bãi đáp X-Ray thuộc căn cứ núi Chư Prông (Tây Nguyên).
Theo dõi NCQT trên Telegram để nhận được thông báo bài viết mới và các thông tin, tài liệu… hữu ích khác: https://t.me/DAjualkaosmuslim.com