CÁCH VIẾT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY

“Công ty tôi mới thành lập, chưa có nhiều hoạt động nên tôi không biết viết bài giới thiệu doanh nghiệp như thế nào?”

Đây là câu hỏi khá phổ biến mà jualkaosmuslim.com nhận được từ phía khách hàng trong năm vừa qua, năm mà phong trào khởi nghiệp “nóng” hơn bao giờ hết. Chính vì thế, hôm nayjualkaosmuslim.com sẽ đưa ra một vài gợi ý hướng dẫn các bạn viết bài giới thiệu cho công ty mới thành lập.

Bạn đang xem: Cách viết lịch sử hình thành công ty

Nhìn chung, bố cục của một bài giới thiệu công ty sẽ bao gồm các phần sau:

– Giới thiệu chung về công ty hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề gì?Tầm nhìn

– Sứ mệnh

– Giá trị cốt lõi

– Triết lý kinh doanh

– Lịch sử hình thành và phát triển

– Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự

– Các dịch vụ chính và nét khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của công ty trên thị trường

– Đối tác, khách hàng

– Thông tin liên hệ

Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình công ty và đặc điểm của mỗi công ty mà chúng ta lại có cách nhấn hay lướt ở những phần giới thiệu khác nhau. Nếu là công ty mới thành lập bạn có thể bỏ qua mục lịch sử hình thành và Đối tác, khách hàng. Bạn nên viết với tâm thế hướng về tương lai. Tranggiới thiệu công tycủa bạn phải cho khách hàng thấy được công ty của bạn sẽ như thế nào và cam kết phát triển công ty của bạn lớn mạnh ra sao. Để làm được điều đó, bạn cần đổ chất xám vào các mục: Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; điểm khác biệt của công ty bạn (lợi thế cạnh tranh) với các công ty trong cùng lĩnh vực.

Xem thêm: Cách Sửa Bàn Phím Laptop Bị Đơ Một Số Nút Phải Làm Sao Sửa, Cách Sửa Bàn Phím Bị Liệt Một Số Nút Nhanh Chóng

(Cách viết Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi, jualkaosmuslim.com đã trình bày trong bài viết Hướng dẫn cách viết bài giới thiệu doanh nghiệp)

Bạn hãy tư duy thật sâu: Tại sao công ty của bạn ra đời? Nếu bạn có một câu chuyện gắn liền với sự ra đời của doanh nghiệp bạn có thể kể vắn tắt để giới thiệu với khách hàng và đối tác. Tôi cá với bạn hình thức kể chuyện là một cách nhanh nhất để thu hút tâm trí người đọc. Tất cả các cuốn sách best – sellers trên thế giới đều thành công nhờ sử dụng vũ khí này. Cách này cũng giúp cho bài giới thiệu công ty của bạn không bị nhàm chán và dễ gây ấn tượng với khách hàng, đối tác.

Ngoài ra, nếu bạn đã có một bộ nhận diện thương hiệu khiến bạn tự hào và ưng ý thì bạn có thể giới thiệu công ty thông qua việc giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu của mình. Ý nghĩa logo của công ty bạn là gì? Slogan của công ty thể hiện quan điểm gì?,…

Một bài giới thiệu công ty hay không những tạo thiện cảm tốt đẹp với những khách hàng, đối tác tiềm năng, mà còn truyền cảm hứng cho nhân viên hiện tại, thu hút nhân tài mới cho công ty của bạn. Vì vậy đừng tiếc thời gian và công sức để viết bài giới thiệu công ty.