CÁCH TÍNH NHẨM NHANH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ

Mỗi trẻ em Việt Nam đi học đều phải học thuộc lòng bảng cửu chương đến 9×9, tuy nhiên ở Ấn Độ trẻ em sẽ phải học cách nhớ bảng cửu chương đến 19×19. Điều này thật là hay ho và nó cũng có quy luật tính nhẩm các đơn vị số rất thú vị để giúp người học nhẩm nhanh hơn, nhớ rõ hơn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ bạn cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ, hãy cùng theo dõi nhé!

Từ lâu Ấn Độ nổi tiếng với cách học toán tính nhẩm nhanh không cần dùng đến máy tính, những phép tính mà người Việt Nam phải lấy máy tính ra bấm thì họ có thể nhẩm nhanh ra kết quả chỉ trong tích tắc. Vậy cách tính nhẩm của họ tuân theo quy tắc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Quy luật cách tính nhẩm của người Ấn Độ

Ở Ấn Độ, bảng cửu chương được nhớ đến 19×19, vậy bạn có biết làm thế nào họ có thể nhớ được cấp số nhân từ 11-19? Đó là nhờ vào cách tính nhẩm nhanh cực kỳ thông minh mà họ đã được đào tạo từ lúc đi học và cách tính này được tính nhẩm theo một quy luật nhất định giúp họ giải quyết mọi việc dễ dàng hơn.

Bạn đang xem: Cách tính nhẩm nhanh của người ấn độ

Theo bảng cửu chương 9×9 trên người Ấn Độ đã tìm ra được quy luật ngẫu nhiên rất đặc biệt trong phép toán như sau: Chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị trong kết quả bảng cửu chương trên khi xếp dọc sẽ tạo nên hai dãy số ngược nhau từ 0 tới 9 và từ 9 tới 0.

Người Ấn Độ sử dụng bảng cửu chương 19×19

Phép nhân hai chữ số với số 11

Đối với phép nhân hai chữ số dưới 100 với chữ số 11 thì người Ấn Độ sẽ có các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tách riêng hai chữ số của số bị nhân ra và để lại một khoảng trống

Bước 2: Đem hai con số đó cộng lại với nhau để cho ra kết quả phép cộng này.

Bước 3: Sau đó đặt kết quả đó vào vị trí trống vừa nãy để ra đáp án cho phép nhân hai chữ số bất kỳ với chữ số 11. Chúng ta cùng lấy ví dụ để bạn hiểu rõ hơn nhé.

Ví dụ: Phép nhân 45 x 11 = ?

Bước 1: Ở phép toán này thì chúng ta sẽ làm việc với chữ số 45 nhé.

Đầu tiên tách số 4 và số 5 ra để lại một khoảng trống như sau: “4_5”

Bước 2: Lấy hai chữ số 4 và 5 cộng lại với nhau cho ra kết quả là 9.

Bước 3: Đặt 9 vào khoảng trống của “4_5” cho kết quả là 495.

Lưu ý: Nếu kết quả của phép cộng hai chữ số ở bước 2 có giá trị lớn hơn 10 thì bạn lấy số hàng chục của kết quả đó cộng với số hàng chục của số bị nhân, còn với số hàng đơn vị vẫn được đặt như ở bước 2 của phép tính. Chúng ta hãy lấy ví dụ để bạn hiểu hơn nhé.

Xem thêm: Hoa Lan Bọ Cạp Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Bọ Cạp, Chi Arachnis

Ví dụ: Phép nhân 69 x 11 = ?

Bước 1: Tách hai số 6 và 9 và để lại khoảng trống như “6__ 9”

Bước 2: Sau đó lấy 6 + 9 = 15 (giá trị này đã >10).

Bước 3: Lúc này bạn sẽ đặt số 5 vào giữa hai số 6 và 9 như bình thường và số một còn lại bạn cộng dồn vào với số đầu tiên của kết quả là 6 + 1 = 7. Cho ra kết quả là 759.

Quy luật tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ

Phép nhân hai chữ số với hai chữ số từ 12 cho tới 19

Bước 1: Lấy hai chữ số nhân đầu tiên (số bị nhân) cộng với hàng đơn vị thứ hai của số nhân cho ra kết quả A.

Bước 2: Lấy kết quả A ở trên lại tiếp tục nhân với 10 cho ra kết quả B

Bước 3: Sau đó lấy hai số của hàng đơn vị nhân lại với nhau cho ra kết quả C.

Bước 4: Cuối cùng là cộng kết quả B và C lại với nhau sẽ cho ra đáp án cuối cùng của phép toán này. Chúng ta cùng lấy một ví dụ cụ thể nhé

Ví dụ: Phép nhân 13 x 19 = ?

Bước 1: Lấy 13 + 9 = 22

Bước 2: 22 x 10 = 220

Bước 3: 3 x 9 = 27

Bước 4: Cuối cùng là lấy 220 + 27 = 247 là ra đáp án cuối cùng

Nếu bạn không tin hãy lấy máy tính ra bấm xem kết quả có trùng với kết quả trên không nhé.

Thêm một ví dụ nữa nhé: lấy 15×18 =?

Bước 1: Lấy 15 + 8 = 23

Bước 2: Lấy 23×10 = 230

Bước 3: lấy 5×8 = 40

Bước 4: Cuối cùng lấy 230 + 40 = 270. Hãy thử kiểm tra lại kết quả trên máy tính xem có đúng không nhé.

Cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ không cần dùng máy tính

Thông qua cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ này chúng tôi hy vọng bạn sẽ áp dụng được nó trong cuộc sống và có thể dạy thêm cho con cái của bạn để trẻ có thể tính nhẩm nhanh như người Ấn Độ. Từ đó giúp trẻ ít phụ thuộc vào máy tính hơn đối với những phép tính nhỏ và giúp bé học tập, khám phá các con số nhanh nhạy hơn nhé.