Phương pháp tạo kiểng bonsai này đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn nhưng có điều lợi là dễ dàng cho ta uốn nắn ngay từ đầu. Phần lớn cây cần thăng được sản xuất đại trà để làm kiểng bonsai đều áp dụng phương pháp ươm hột.
Bạn đang xem: Cách nhân giống cây cần thăng
1. Đặc điểm và cách gieo trồng kiểng bonsai
Chất lượng của cây bonsai trồng từ hột tuỳ thuộc vào phẩm chất của hột. Cần tuyển lựa những hột, chắc, mạnh khoẻ, không bị dấu vết nứt nẻ vỏ hột, không có dấu hiệu bị nhiễm nấm hay bắt đầu bị “thâm kim” hoặc thối rã.
Hột cần được ngâm nước qua đêm trước khi ươm. Bỏ các hột vào một tô nước, bạn có thể xác định hột nào tốt và chắc, vì các hột này sẽ chìm dưới nước trong khi các hột lép hoặc hột bị hư hại sẽ nổi lên mặt nước.
Các hột được gieo trên líp hay trong hộc, chậu.
Khi các cây con đã khá mạnh, thì chọn ra những cây tốt nhất và trồng riêng từng cây vào chậu (giỏ). Cây bonsai trồng theo phương pháp này sẽ bắt đầu có một dáng dấp cá biệt vào khoảng năm thứ 4 hay năm thứ 5.
2. Chuẩn bị đất gieo trồng kiểng bonsai
a. Chọn một chậu đất hoặc một hộc bằng gỗ, chiều sâu khoảng 15cm, có lỗ thoát nước ở mặt đáy. Đậy lỗ thoát nước bằng một tấm lưới nylon để cho nước thoát ra, đồng thời tránh cho đất khỏi lọt ra ngoài (trồng nhiều thì chuẩn bị kíp để gieo).
b. Giữ chặt tấm lưới nylon bằng một sợi kẽm uốn cong thành hình chữ U, xỏ hai nhánh chữ U qua lỗ lưới và bẻ cong ra 2 bên bìa ở mặt dưới của lỗ thoát nước.
Xem thêm: Vat Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Vat
c. Lấp phần đáy của chậu khoảng 1/4 chiều sâu của chậu bằng sỏi hoặc đá cuội, hay đá ong đập nhỏ ra (bề kính đá cuội cỡ 6 đến 8mm). Không thêm phân bón ở lớp này.
d. Phủ lên lớp này bằng một lớp cát hay đất đã được rây sẵn qua các lỗ rây cỡ 1 đến 2mm bề kính. Bề dày của lớp này khoảng 1/2 chiều sâu của chậu. Không thêm phân bón vào lớp này.
e. Đặt các hột lên mặt của lớp này, cách nhau cỡ 2 đến 5cm tuỳ kích thước cây con.
f. Phủ lên bằng một lớp đất mịn dày cỡ 1 đến 2 cm, tuỳ theo loại hột nhỏ hoặc lớn.
g. Tưới nước cho thật ướt đất, cẩn thận đừng để bị cho lớp đất mặt bị cuốn trôi ra khỏi chậu.
3. Chăm sóc kiểng bonsai
Để chậu ươm trên đất bằng phẳng, nơi có ít nắng và khuất gió. Tưới nước đều đặn và nhổ cỏ dại nếu có.Khi cây mầm ló dạng, cần theo dõi để khỏi bị sâu bọ cắn phá, và đưa dần ra nắng.Tưới phân bón lỏng hoặc phân bánh dầu khi các cây con được khoảng 1 tháng tuổi.Cần giữ cây con trong chậu ươm trong một thời gian, sau đó đem trồng riêng từng cây ra chậu khác.Sau một năm, cây con cần thăng sẽ cao được khoảng 10cm đến 15cm, nhổ lên sửa rễ trồng riêng. Sau năm thứ 2 cây cao hơn một chút và có cành lá nhiều hơn, thân cây dày hơn, lại nhổ lên sửa rễ.Quan sát những biến đổi hình thái của cây bonsai vào khoảng các năm thứ tư, sáu, tám, mười.Bằng cách cắt tỉa, uốn nắn cẩn thận trong nhiều năm kế tiếp, bạn có thể tạo được những cây kiểng bonsai đẹp từ những cây con này.Sưu tầm