Viêm đường ruột nên ăn gì, kiêng ăn gì là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Quả thực, vấn đề ăn uống là vô cùng quan trọng trong điều trị các bệnh lý đường ruột. Vậy bệnh nhân mắc bệnh đường ruột nên ăn gì và tránh gì để cải thiện bệnh tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Nội dung bài viết:
1 Viêm đường ruột nên ăn gì nhanh khỏi?2 Thực phẩm người viêm đường ruột không nên ănNgoài sử dụng các thuốc điều trị thì thực phẩm cho bệnh nhân viêm đường ruột cũng là một biện pháp quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh. Có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho người viêm ruột.
Bạn đang xem: Bị viêm ruột nên ăn gì
Cá cũng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng quý đối với người bị bệnh đường ruột. Cá chứa các acid amin thiết yếu. Mỡ cá có thành phần chất béo không bão hòa cần thiết cho quá trình lành của niêm mạc ruột. Ngoài ra các loại vitamin A, D trong cá cũng là các thành phần làm khỏe mạnh đường ruột.
Các loại cá biển như cá thu, cá trích… rất giàu các chất này. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện hoặc bị dị ứng với hải sản, thì các loại cá nước ngọt hay cá nhỏ cũng vẫn rất tốt.
Nước là một thành phần quan trọng của cơ thể. Đặc biệt đối với người viêm ruột, nước rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Không nên uống ít hơn hai lít nước một ngày. Nên chủ động uống nước vào các thời điểm cố định trong ngày. Không nên đợi đến khi khát mới tìm nước uống.
Thịt trắng là các loại thịt có màu sắc tương đối trắng do chứa ít Myoglobin trong sợi cơ. Đó là các loại thịt gia cầm. Khác với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn… thịt trắng dễ tiêu hóa và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phục hồi đường tiêu hóa ở bệnh nhân viêm ruột.
Sữa chua là thức ăn thơm ngon và chứa nhiều dinh dưỡng. Không những thế, nó còn chứa các men vi sinh có lợi cho quá trình tiêu hóa. Bổ sung sữa chua khoảng ba đến bốn lần một tuần để cải thiện tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh ở bệnh nhân viêm ruột kéo dài.
Vai trò của trái cây trong bữa ăn của người mắc viêm đường ruột là vô cùng to lớn. Trái cây chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất… là các thành phần không thể thiếu trong quá trình phục hồi niêm mạc đường ruột.
Không những thế, chất xơ vừa phải trong trái cây giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng. Các chất chống oxy hóa nhiều trong vỏ trái cây giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Ăn trái cây hàng ngày sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Tương tự như trái cây, rau xanh có nhiều chất rất đáng quý cho người viêm đường ruột. Thêm vào đó, rau xanh có ít đường nhanh hơn trái cây nên không bị hạn chế với cả những bệnh nhân tiểu đường.
Xem thêm: Bài Thơ Làm Anh Khó Đấy (Nguyễn Đình Khiêm), Làm Anh Khó Đấy
Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều sắt, vitamin A, vitamin C rất cần cho phục hồi các thương tổn niêm mạc. Trong khi các loại rau củ màu đỏ như cà rốt, gấc chứa nhiều beta caroten và chất chống oxy hóa. Ăn rau xanh cũng giúp quá trình tiêu hóa được thuận lợi và giúp niêm mạc đường tiêu hóa được đổi mới.
Khoai lang hay chuối già có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân viêm đường ruột. Chúng chứa một lượng chất xơ thích hợp nên rất dễ tiêu hóa. Chúng làm sạch đường tiêu hóa, ngăn sự phát triển của các vi khuẩn yếm khí có hại.
Không còn gì để bàn cãi về giá trị dinh dưỡng của trứng. Luộc trứng thay vì chiên rán còn giúp chất dinh dưỡng dễ hấp thu mà không bổ sung các chất khó tiêu.
Dù chứa khá nhiều Cholesterol nhưng trứng lại có nhiều chất béo không bão hòa cần thiết khác. Các loại vitamin và chất khoáng trong trứng cũng rất đáng quý và ở dạng dễ hấp thu. Các acid amin của trứng có nhiều loại cần thiết vì cơ thể không tự tổng hợp được. Ăn từ một đến ba quả trứng mỗi tuần là giúp hệ đường ruột thêm khỏe mạnh.
Bên cạnh viêm đường ruột nên ăn gì, người bệnh cũng cần phải tránh xa những loại thực phẩm, đồ uống sau:
Rượu bia, thuốc lá, cà phê… rất có hại cho bệnh nhân viêm đường ruột. Chúng kích thích và làm tổn thương đường tiêu hóa. Chẳng những thế, chúng làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Kết quả là niêm mạc ruột không những không được hồi phục mà còn tổn thương thêm.
Các loại chất béo được chế biến qua nhiệt độ cao dễ sinh ra các chất oxy hóa và các gốc tự do độc hại. Chẳng những thế, các thực phẩm này rất khó tiêu. Chúng đòi hỏi lượng dịch tiêu hóa lớn. Đồng thời ở lại trong ruột lâu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn yếm khí sinh sôi, gây tổn thương thêm cho đường ruột.
Quá trình bảo quản và chế biến bằng muối sẽ sinh ra các hợp chất chứa nitro rất độc hại. Chúng đã được chứng minh làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột do gây các tổn thương tiền ung thư tiến triển. Với người bị tổn thương ruột mạn tính thì càng phải tránh các loại thực phẩm này trong khẩu phần.
Như vậy, câu hỏi “Viêm đường ruột nên ăn gì” đã có câu trả lời thỏa đáng. Nếu bị mắc bệnh này, bạn hãy chú ý nhiều đến thành phần thức ăn mình nạp vào. Đó là điều kiện tiên quyết để có một đường tiêu hóa khỏe mạnh hơn.