BẢN ĐỒ HUYỆN ĐỨC TRỌNG LÂM ĐỒNG

Bản đồ Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Đức Trọng, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của huyện Đức Trọng. jualkaosmuslim.com tổng hợp thông tin bản đồ liên nghĩa đức trọng từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.

Bạn đang xem: Bản đồ huyện đức trọng lâm đồng

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính huyện Đức Trọng

+ Vị trí: Huyện Đức Trọng nằm ở trung tâm tỉnh Lâm Đồng, bao quanh huyện Đức Trọng là Phía bắc giáp TP Đà Lạt; Phía nam giáp huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; Phía đông giáp huyện Đơn Dương và huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; Phía tây giáp huyện Lâm Hà và huyện Di Linh..

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 901,79 km², dân số khoảng 186.974 người (2019). Trong đó, ở Thành thị có 62.784 người (33.6%); ở Nông thôn có 124.190 người (66.4%). Mật độ dân số chiếm207 người/km².

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2022, Đức Trọnglà huyện có một thị trấn Liên Nghĩa14 xã: Bình Thạnh, Đà Loan, Đa Quyn, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Ninh Gia, Ninh Loan, N'Thol Hạ, Phú Hội, Tà Hine, Tà Năng, Tân Hội, Tân Thành.

1. Bản đồ huyện Đức Trọng(Lâm Đồng) khổ lớn


Bản đồ huyện Đức Trọng,Click vào hình để xem kích thước lớn

Quá trình hình thành và phát triển Huyện Đức Trọng

Sau năm 1975, huyện Đức Trọng có 16 xã: Bình Thạnh, Đạ Đờn, Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Tông, Đinh Văn, Hiệp Thạnh, Lát, Liên Hiệp, N'Thol Hạ, Phi Tô, Phú Hội, Phú Sơn, Tân Hội, Tân Văn, Tùng Nghĩa.

Ngày 10 tháng 3 năm 1977, sáp nhập xã Lát vào thành phố Đà Lạt.

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, chuyển 3 xã: Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Tông về huyện Lạc Dương mới thành lập.

Ngày 19 tháng 9 năm 1981, thành lập thị trấn Nông trường Nam Ban tại khu kinh tế mới của Hà Nội tại Lâm Đồng.

Ngày 6 tháng 3 năm 1984, chuyển xã Tùng Nghĩa thành thị trấn Liên Nghĩa, thị trấn huyện lỵ của huyện Đức Trọng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Học Powerpoint 2007, Hướng Dẫn Sử Dụng Powerpoint 2007

Cuối năm 1986, huyện Đức Trọng có 2 thị trấn: Liên Nghĩa, Nam Ban và 11 xã: Bình Thạnh, Đạ Đờn, Đinh Văn, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, N'Thol Hạ, Phi Tô, Phú Hội, Phú Sơn, Tân Hội, Tân Văn.

Ngày 24 tháng 10 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 157-HĐBT. Theo đó:

Chuyển xã Ninh Gia thuộc huyện Di Linh và 4 xã: Đà Loan, Ninh Loan, Tà Hine, Tà Năng thuộc huyện Đơn Dương về huyện Đức Trọng quản lýThành lập 10 xã: Rô Men, Liêng Srônh, Phi Liêng, Phúc Thọ, Tân Thanh, Hoài Đức, Đan Phượng, Tân Hà, Gia Lâm, Đông ThanhChia thị trấn Nông trường Nam Ban thành hai đơn vị hành chính là thị trấn Nam Ban và xã Mê LinhChuyển xã Đinh Văn thành thị trấn Đinh VănTách 2 thị trấn: Đinh Văn, Nam Ban và 15 xã: Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm, Hoài Đức, Liêng Srônh, Mê Linh, Phi Liêng, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Rô Men, Tân Hà, Tân Thanh, Tân Văn thuộc huyện Đức Trọng để thành lập huyện Lâm Hà.

Sau khi điều chỉnh, huyện Đức Trọng có 1 thị trấn Liên Nghĩa và 11 xã: Bình Thạnh, Đà Loan, Hiệp Thạnh, Phú Hội, Liên Hiệp, Ninh Gia, Ninh Loan, N’Thôn Hạ, Tà Hine, Tà Năng, Tân Hội.

Ngày 18 tháng 6 năm 1999, chia xã Hiệp Thạnh thành 2 xã: Hiệp Thạnh và Hiệp An.

Ngày 30 tháng 10 năm 2000, chia xã Tân Hội thành 2 xã: Tân Hội và Tân Thành.

Ngày 6 tháng 3 năm 2009, chia xã Tà Năng thành 2 xã: Tà Năng và Đa Quyn.

Ngày 30 tháng 6 năm 2009, thị trấn Liên Nghĩa được công nhận là đô thị loại IV.

Huyện Đức Trọng có 1 thị trấn và 14 xã như hiện nay.


Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng Võ Văn Phương cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Trọng đã thống nhất cao việc nâng cấp huyện lên thị xã là nhiệm vụ chính trị quan trọng