- Trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ các nhân vật trong chuyện “ chiếc ấm sành nở hoa.”
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện nói về chiếc ấm sành tuy bị sứt quai không còn đựng được nước nữa nhưng cô bé đã đem về để trồng cây và nở ra những bông hoa làm đẹp cho đời đấy.
Bạn đang xem: Giáo án: kể chuyện “ chiếc ấm sành nở hoa”
b.Kỹ năng.
- Phát triển ngôn ngữ, tình cảm thẩm mỹ cho trẻ
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ.
c.Thái độ
- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ những đồ dùng tuy cũ, hỏng không còn tác dụng chính của nó nhưng cũng có thể làm được những công việc khác.
- Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện. Tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
2. Chuẩn bị.
- Tranh minh họa truyện “ Chiếc ấm sành nở hoa”.
- Ấm sành, Bướm Vàng, Bình tưới nước, Mũ bông hoa.
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ. |
* HĐ1: Gây hứng thú. - Cô đưa chiếc ấm ra và hỏi trẻ: - Cô có cái gì đây? - Ấm dùng để làm gì? - Có một câu chuyện kể về chiếc ấm, để biết chiếc ấm trong câu chuyện ntn các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện về ấm sành nhé. HĐ2: Kể chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa”. Xem thêm: Mẹ Ít Sữa Phải Làm Sao? #7 Cách Chữa Ít Sữa, Ít Sữa Hiệu Quả Của Hơn 500 - Cô kể diễn cảm lần 1giới thiệu tên truyện tên tác giả - Cô kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa. - Đàm thoại, trích dẫn. + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Bạn Ấm Sành bị làm sao? Có 1 chiếc ấm….vì chẳng có ai làm bạn. + Khi chú bướm tìm chỗ trú mưa thì Ấm Sành đã nói gì với Bướm vàng? Một hôm….Các bạn ơi hãy vào trong lòng tôi đây này. + Khi bướm vàng bay đi ấm sành thấy thế nào? Đôi bướm vàng…ấm sành khóc nức nở. + Ai đã nhặt ấm sành mang về nhà? Mấy ngày sau…gieo xuống đó vài hạt giống. + Điều gì đã xảy ra khi cô bé gieo hạt giống vào lòng ấm sành? Bỗng một hôm…cám ơn bạn ấm sành nhé. Giáo dục: Chiếc ấm sành trong câu chuyện tuy bị sứt quai không còn đựng được nước nữa nhưng cô bé đã đem về để trồng cây và nở ra những bông hoa làm đẹp cho đời đấy. Cô cho trẻ xem video truyện. HĐ3: Trò chơi củng cố TC: Dán tranh. Các chơi: Cô chia trẻ thành 2 gia đình , phát cho mỗi gia đình các bức tranh theo nội dung câu truyện cho trẻ dán. Thời gian là 1 bản nhạc, đội nào dán xong trước đội đó sẽ tháng cuộc. |