Tại Nhật Bản, những cụm từ như quan hệ tình dục, bao cao su hay tránh thai rất ít xuất hiện trong lớp học. Vấn đề nhạy cảm này cũng ít được đề cập trực diện truyền thông.
Bạn đang xem: 'lop hoc tinh duc nhat ban' search
Trong chương trình có tênSession-22từng được phát sóng trên đài phát thanh TBS (Nhật Bản), bác sĩ Yasuhiko Onoe - chuyên khoa tiết niệu - đề cập sự gia tăng đáng báo động của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), nhất là trong giới trẻ.
Theo giới truyền thông Nhật Bản, ngay cả những bác sĩ, nhà chuyên môn, báo chí còn ngại nói về tình dục, các trường học né tránh vấn đề tế nhị này không gây ngạc nhiên.
Hồi tháng 3, một trường trung học tại Adachi, Tokyo, tổ chức buổi học đặc biệt. Các học sinh 13-14 tuổi được dạy cách sử dụng bao cao su, biện pháp tránh thai ngoài ý muốn, STDs và cách phòng ngừa.
Nhà trường giải thích tỷ lệ nữ sinh nạo phá thai, bỏ học vì mang thai, thanh thiếu niên nhiễm STDs đang gia tăng trong một vài năm trở lại đây. Những buổi học tại trường như vậy sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này.
Những từ như “quan hệ tình dục”, “tránh thai”, “phá thai” được nói một cách công khai trước học sinh và nó đã mở màn cho cuộc tranh luận gay gắt ngay sau đó.
![]() |
Một lớp học tại Nhật Bản. |
Hội đồng thành phố đã lên án hoạt động này và cho rằng học sinh trung học còn quá nhỏ để tìm hiểu về các vấn đề tình dục. Sau đó, trường này bị yêu cầu dừng các lớp học trên. Giáo viên có thể dạy về STDs nhưng không được nói về quan hệ tình dục, kiểm soát sinh sản hay nạo phá thai.
Nhiều người tỏ ra không tán thành trước quyết định của thành phố khi hoạt động giáo dục của nhà trường với mục đích trang bị kiến thức cho học sinh về các biện pháp tránh thai, không nhằm khuyến khích hoạt động quan hệ tình dục.
Một quan chức chỉ ra rằng chương trình giáo dục giới tính là cần thiết, đặc biệt đối với các trường tại Adachi - nơi nghèo nhất của Tokyo - bởi việc mang thai ở độ tuổi vị thành niên đang góp phần duy trì nghèo đói ở đây. Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối, hội đồng thành phố không rút lại lệnh cấm và cho biết thêm việc giáo dục, hướng dẫn chỉ nên được chia sẻ “kín đáo” với học sinh bị “nghi ngờ” có quan hệ tình dục hay mang thai chứ không phải với tất cả.
Cuộc tranh luận dường như bị đẩy đi xa hơn khi kết quả một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục được công khai vào hồi cuối tháng 3. Khảo sát này cho thấy trong năm 2015-2016, có 2.098 nữ sinh trung học mang thai. Trong số này, 642 người đã bỏ học và 32 trường hợp được nhà trường “khuyên” thôi học.
Những con số trên cho thấy sự gia tăng đáng báo động của việc mang thai ở độ tuổi thanh thiếu niên. Thiếu hiểu biết, không được trang bị kiến thức về giới tính, tình dục được khẳng định là nguyên nhân hàng đầu của thực trạng trên.
Kết quả khảo sát còn cho thấy một nghịch lý. Trong khi Bộ Giáo dục yêu cầu các trường không được ép nữ sinh mang thai bỏ học, nhiều học sinh cho biết không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ phía nhà trường để học tiếp, khi bị phát hiện có thai.
Trong khi đó, các trường khẳng định không có bất cứ can thiệp nào đến quyết định thôi học của nữ sinh mang thai. Các em bỏ học vì “tự nguyện” hoặc bởi quyết định của cha mẹ, người giám hộ.
![]() |
Học sinh trung học Nhật Bản cùng thảo luận trong lớp học. |
Tabasa Karasawa, nữ sinh tại tỉnh Saitama, mới đây đỗ vào trường đại học ở Tokyo, sau gần một năm nghỉ học ở nhà nuôi con. Vào năm 3 trung học, Tabasa đã có thai sau khi có quan hệ với bạn trai lớn tuổi. Dù khá hốt hoảng trong giai đoạn đầu, Tabasa không muốn bỏ lỡ năm cuối trước khi thi đại học.
Thế nhưng, sau khi phát hiện cô mang thai, nhà trường nơi Tabasa theo học cho rằng: “Nếu thực sự có thai, em nên chuẩn bị trước hồ sơ để rời khỏi trường”.
Nữ sinh 18 tuổi sau đó đã thôi học và chuyển tới một trường tư thục bán thời gian. Một năm sau khi sinh con, cô tiếp tục theo đuổi ước mơ dang dở và bước đầu đã thành công.
Tuy vậy, không phải nữ sinh trung học từng lầm lỡ nào cũng có cơ hội may mắn như Tabasa. Hầu hết đều phải từ bỏ con đường học tập.
Theo tờ Mainichi Shimbun, học sinh bỏ học có nhiều khả năng sống trong nghèo đói hơn, và sự hỗ trợ của gia đình là không đủ. Các trường học đáng ra phải thuyết phục những cô gái này ở lại và tạo điều kiện tốt nhất cho họ. Nhưng không, nhà trường tránh né vấn đề này như thể mình không có bất cứ trách nhiệm gì.
Xem thêm: Game Chém Hoa Quả 2 Ai: General Chemistry, American Association For Clinical Chemistry: Aacc
Nữ sinh Mỹ bị tắt mic khi nói về quấy rối tình dụcNhân cơ hội đọc diễn văn tốt nghiệp để lên tiếng về nạn bạo hành tình dục, nữ sinh người Mỹ bị trường ngăn cản bằng cách tắt mic.
![]() Hơn 4.000 thanh tra làm nhiệm vụ tại 63 cụm thi THPT quốc gia 2018 0 Năm nay, cả nước có hơn 4.000 cán bộ thanh tra làm nhiệm vụ tại tất cả điểm thi THPT quốc gia.
![]() Hơn 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018 0 2 Việc tổ chức đăng ký dự thi cho thí sinh đã hoàn thành. Năm nay, 925.792 thí sinh đủ điều kiện dự thi THPT quốc gia 2018.
![]() Ba nữ nhà giáo nổi tiếng nhất thời phong kiến 0 2 Dù sống dưới chế độ phong kiến, một số phụ nữ Việt nhờ đức hiếu học đã chiếm lĩnh được tri thức đương thời, để lại tiếng thơm muôn đời.
![]() Học từ thực tiễn - bí kíp thành công trong ngành quản trị du lịch 0 3 Đặc thù của ngành quản trị du lịch là đòi hỏi nhiều kinh nghiệm - điều mà sinh viên khó có thể cảm nhận, tích lũy được nếu chỉ giới hạn việc học trên lớp.
![]() Thừa Thiên - Huế tạm dừng cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT 0 Ngày 14/6, tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết cơ quan này quyết định tạm dừng cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT vì phôi mẫu cũ đã hết.
![]() Nữ sinh trường Ams trúng tuyển đại học hàng đầu thế giới 0 Sắp tới, Phạm Khánh Linh, học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, sẽ học Media, Culture and Communications tại ĐH New York, trường đứng thứ 7 thế giới về đào tạo ngành này.
![]() Bài luận giúp nữ sinh giành học bổng toàn phần đến Ivy League 0 Dù điểm học thuật không quá cao, với hồ sơ “đặc biệt”, Hoàng Mai Uyên chinh phục thành công học bổng toàn phần 336.152 USD cho 4 năm học tại ĐH Cornell, thuộc Ivy League.
![]() Hà Nội chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 từ nhiều nhà xuất bản 0 UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022.
![]() Bài toán tính tuổi thuyền trưởng gây tranh cãi ở Trung Quốc 0 Đề thi Toán của học sinh lớp 5 tại Trung Quốc yêu cầu tính tuổi thuyền trưởng nhưng lại cho những dữ kiện không liên quan, khiến nhiều học sinh, phụ huynh bối rối.
![]() Người duy nhất làm rể 2 vua nhà Lý 0 Ông là phò mã của triều Lý, người Việt duy nhất được làm rể 2 vua.
![]() Sở GD&ĐT Hà Nội lý giải việc dừng tuyển sinh lớp 6 hệ song bằng 0 Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết theo đề án thí điểm chương trình song bằng THCS, việc tuyển sinh lớp 6 hệ này chỉ kéo dài trong 3 năm.
![]() Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục: Đảm bảo chất lượng 0 Sáng 23/4, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị Đánh giá công tác thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và GDTX tại các địa phương giai đoạn 2017-2020. 00:55 ![]() Cá thở dưới nước như thế nào? 0 3 Loài cá có thể thở được dưới nước nhờ cơ quan đặc biệt được gọi là mang. Chúng hút nước qua miệng, đẩy mạnh qua mang và thải ra carbon dioxide.
![]() Bốn đại học Việt Nam lọt top ảnh hưởng có gì đặc biệt? 0 THE công bố danh sách trường đại học có tầm ảnh hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội. Bốn đại học của Việt Nam là những đại diện nổi bật, được đánh giá cao ở nhiều phương diện. |